Nguyễn Du và Truyện Kiều
(1766-1820)
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương bất hủ là Truyện Kiều.
Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1766 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708-1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.
Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước "những điều trông thấy" khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả tấm lòng mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.
Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền - Nghi Xuân đến 1802, ông viết "Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu". Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập "Nam Trung Tạp Ngâm" gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.
Truyền Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết Truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh Truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Phu Văn Lâu.
Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào". Ông so sánh với văn học Pháp: "Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình Thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.
Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên.
An Introduction to Truyện Kiều An electronic version
http://nomfoundation.org/vnpf/nfkieu.php?IDcat=151
The Truyện Kiều, The Story of Kiều, by Nguyễn Du (1765-1820) is the great classical poem of Vietnam. Written in 3,254 lines in a couplet form popular with the native, oral, ca dao folk tradition, while at the same time drawing its narrative from a prose romance written in Chinese, the work remains resonant with Vietnamese concepts of individual responsibility to self, to society, and to conflicting spiritual codes. The Truyện Kiều was written in ideographic Nôm, not in the modern roman-script writing system known as quốc-ngữ, which replaced Nom in the early 20th century. No single, definitive text of the Truyện Kiều exists and, historically, the work was never printed except in woodblock editions. Recent scholarship has revealed differing versions of the Truyện Kiều. Our Foundation and its Nôm Na staff have digitized six variant versions of the poem, dating from 1866 (the earliest found so far) to 1904, the so-called Imperial Edition. Using the brilliant scholarly work of Nguyễn Tài Cẩn (Moskva), Nguyễn Quảng Tuân (Thành phố Hồ chí Minh), Nguyễn Thế, Phan Anh Dũng and Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ðinh Thảng (Huế), and Dr. Nguyễn Huy Hùng, MD (Texas), we have created a tool that allows the display of each version as well as immediate comparison of individual lines from version-to-version, as well as the identification of the repetition of individual words and glossaries. With tools like these, we hope to unlock the treasures of Vietnam's Nôm literary past in an open digital archive for which the Truyện Kiều is the first offering. |
Kiều 1866 Bản Liễu Văn Ðường—Nghệ An Nguyễn Quảng Tuân—Phiên âm - khảo dị Nxb Văn học & Trung tâm Nghiên cứu Quốc học (2004) Ông Nguyễn Quảng Tuân là người đã sưu tầm được tại Paris, thủ đô nước Pháp, bản Kiều Liễu Văn Đường 1871, hồi đó được xem là bản Kiều Nôm có niên đại cổ nhất. Ông đã phiên âm, khảo dị và cho in cuốn Kiều đó năm 2002. Ông cũng may mắn, trong chuyến đi Mỹ, được ông Đàm Quang Hưng, chủ nhân của bản Kiều do Nguyễn Hưng Lập (Tiểu Tô Lâm – Noạ Phu) chép tay năm 1870 ở kinh đô Huế, tặng cho một bản photocopy. Về nước, ông cũng phiên âm và khảo dị cẩn thận để cống hiến cho bạn đọc một quyển Truyện Kiều - Bản Kinh, năm 2003. Ngoài ra ông vẫn kiên trì theo đuổi việc nghiên cứu văn bản Truyện Kiều và đã xuất bản được nhiều công trình khảo cứu. Nay nhân bản Liễu Văn Đường 1866 mới phát hiện ở Nghệ An, ông lại may mắn được Bảo tàng Khu lưu niệm Nguyễn Du tặng cho một bản photocopy. Ông cần cù đêm ngày phiên âm, khảo dị, so sánh hai bản 1866 và 1871 để tiếp tục công việc nghiên cứu văn bản Truyện Kiều mà ông đã say mê theo đuổi từ mấy chục năm nay. Việc sưu tầm được bản Kiều nôm cổ nhất ở Nghệ An là công lao của các nhà hoạt động văn hoá ở Nghệ Tĩnh, quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du. Ông Nguyễn Quảng Tuân là người nối tiếp và nối dài ra công việc sưu tầm ấy: tất cả đều cùng chung một tấm lòng yêu quý vô hạn đối với di sản của văn dân tộc. Cách đây không lâu, báo chí đưa tin Bảo tàng Thượng Hải ở Trung Quốc đã phải bỏ ra đến 4 triệu rưỡi USD để mua từ Hồng Kông một văn bản chữ thảo đời Tống. Ở Luân Đôn, quyển Truyện Kiều, một bản nôm chép tay năm 1894, đã được thư viện Anh quốc (The British Library) mua với một giá cực kỳ đắt tại một cửa hàng sách quí hiếm (Sam Fogg Rare Books and Manuscript ở số 35 St. George Street) vì quyển ấy cực kỳ đẹp và cũng rất có giá trị. Xưa nay, những bản thảo, bản gốc, thậm chí những sổ tay ghi chép... của các đại văn hào đều được coi là những bảo vật quốc gia đối với văn hoá và khoa học. Việc sưu tầm và nghiên cứu các văn bản cổ là sự tìm về cội nguồn của tác phẩm, cốt tìm ra cái bộ mặt thật (bản lai diện mục) của tác phẩm. Việc này là một việc vô cùng khó khăn, công phu, cần sự phối hợp với nhiều chuyên ngành nghiên cứu khác nhau mới mong tìm ra được một câu, một chữ. Những chữ của Nguyễn Du hay của Đỗ Phủ, Pushkin, Shakespeare... là nhất tự thiên kim, nên ta vô cùng trân trọng. Ông Nguyễn Quảng Tuân là người có công và có duyên với công việc khó khăn và hệ trọng đó. Năm 2002 chúng tôi đã phiên âm và cho xuất bản quyển Kim Vân Kiều tân truyện của Liễu Văn Đường khắc in năm 1871. Bản nôm cổ ấy lúc trước được coi là cổ nhất còn lưu giữ được một bản tại Thư viện Trường Sinh ngữ Đông Phương ở Paris (Pháp). Thế rồi đến tháng 5 năm 2004 một bản Kim Vân Kiều tân truyện cũng của nhà Liễu Văn đường đã được phát hiện ở gia đình ông Nguyễn Thế Quang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Bản này được khắc in năm 1866, niên hiệu Tự Đức thứ 19, cổ hơn bản của Thư viện Trường Sinh ngữ Đông Phương tới 6 năm. Bản Kiều cổ nhất này thật vô cùng quý giá chỉ tiếc nó đã bị xé mất 18 tờ tức 36 trang làm thiếu đi 864 câu. Khu lưu niệm Nguyễn Du do ông Đinh Sỹ Hồng làm Trưởng ban đã mua được về để trưng bày ở nhà Bảo tàng tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Chúng tôi hân hạnh đã được ông Hồng gửi tặng cho một bản photocopy và đã cố gắng nghiên cứu, phiên âm, khảo dị và chú giải để kịp thời cho in hầu có thể cung cấp cho các độc giả một bản Kiều nôm cổ, cổ nhất cho tới nay. Trong công việc biên khảo quyển sách này chúng tôi đã nhận được sự động viên nhiệt tình của Gs Ts Mai Quốc Liên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học. Sách gồm có ba phần:
Nghĩ rằng việc phiên âm, khảo dị và chú giải khó tránh khỏi những sai sót, chúng tôi thành thực yêu cầu các độc giả vui lòng đón góp cho những ý kiến quí báu để khi tái bản chúng tôi có thể sửa chữa lại cho được chính xác hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn trước.
Cuốn TRUYỆN KIỀU – Bản Nôm cổ nhất – Liễu Văn Đường tàng bản (1871) do ông Nguyễn Quảng Tuân sao chụp ở Thư viện Liên trường Sinh ngữ Đông phương – Paris, sau khi phổ biến đã nhận được sự chú ý của giới nghiên cứu và các bạn đọc gần xa.
Vào đầu tháng 3 năm 2003 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học đã tổ chức tại Hà Nội một cuộc Hội thảo lấy tên là Đi tìm nguyên tác Truyện Kiều. Đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu Hán – Nôm, nghiên cứu ngữ học, nghiên cứu văn học ở Hà Nội và một vài tỉnh lân cận đã tới dự và đã phát biểu nhiều ý kiến có giá trị về mặt phương pháp luận nghiên cứu cũng như đã đề xuất nhiều ý kiến giải quyết một số trường hợp cụ thể.
Cuộc Hội thảo dĩ nhiên là hướng về văn bản Truyện Kiều nói chung chứ không nhằm vào một công trình riêng biệt nào. Nhưng vì bản Kiều Liễu Văn Đường của nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân và bản Kiều Duy Minh Thị của Gs Nguyễn Tài Cẩn đều vừa mới công bố, nên Hội thảo cũng đã chú ý nhiều đến hai công trình này.
Việc nghiên cứu văn bản Truyện Kiều do đó đã tạo được một đà mới.
Tiếp tục công trình nghiên cứu văn bản Truyện Kiều, ông Nguyễn Quảng Tuân lại cho công bố một bản Kiều nôm cổ nữa, BẢN KINH, do Lâm Noạ Phu sao chép khi đang làm quan ở bộ Công dưới triều Tự Đức, vào năm 1870 (sớm hơn bản Liễu Văn Đường 1 năm).
Bản này vốn được lưu giữ ở Sài Gòn trong một tủ sách tư gia, sau 1975, đâu ngờ lại được bày bán ở chợ sách cũ mà may mắn con trai ông Đàm Quang Hưng đã mua được và gửi sang cho ông ở Hoa Kỳ.
Đến khi có dịp sang thăm Hoa Kỳ – ở Houston (Texas) – ngày 8 tháng 9 năm 2000 – ông Tuân đã được ông Hưng kính tặng cho một bản sao quyển Đoạn trường tân thanh.
Nhận thấy bản Kiều nôm ấy là một bản Kinh có giá trị, ông Tuân đã có bài viết trên tạp chí Kiến thức Ngày nay (số 368 ra ngày 1-11-2000) để giới thiệu văn bản cổ ấy với các nhà nghiên cứu và các độc giả trong nước.
Ông kiên trì làm việc: phiên âm, luận giải và khảo dị giữa bản Kinh của Lâm Noạ Phu với các bản nôm của Liễu Văn Đường (1871), Duy Minh Thị (1879), Tăng Hữu Ứng (1874), Abel des Michels (1884, do Trần Ngươn Hanh sao chép), Kiều Oánh Mậu (1902), Quan Văn Đường thời Hiền Thi Tự (1906), Phúc Văn Đường (1918), Quảng tập Liễu Văn Đường (1924), Quan Văn Đường (1925), và Chiêm Vân Thị (viết sau năm 1905 và được in năm 1965). Ông có phiên đủ các câu khảo dị của Lâm Noạ Phu (Nhất tác... ) và dịch các lời bình của Vũ Trinh và Nguyễn Lượng. Ông đã làm khảo dị cẩn thận giữa hai bản: Lâm Noạ Phu và Liễu Văn Đường để các độc giả thấy rõ sự khác biệt giữa bản Kinh và bản Phường. Ông cũng khảo dị với bản Tăng Hữu Ứng, một bản Kiều có nhiều câu chép theo bản Kinh.
Ngày nay chúng ta được thấy tận mắt bản Kinh của Lâm Noạ Phu sao chép ngoài các bản Kinh chỉ được nghe nói mà Kiều Oánh Mậu và Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim đã dùng để đỗi chiếu, san định khi phiên âm Truyện Kiều.
Như thế rõ ràng là đã có các bản Truyện Kiều Bản Kinh. Các bản Kinh này không được in ra, mà được chép tay, như Đào Nguyên Phổ đã kể lại cảnh người ta “tranh nhau sao chép đến nỗi giá giấy đắt như giấy quí Lạc Đô”.
Thời xưa, việc chép tay những kiệt tác như thế là chuyện thường, trong khi việc in khắc ván có những khó khăn, phức tạp, tuy có tác dụng phổ biến rộng rãi, thì việc chép tay, với những nhà thư pháp là một việc thú vị, một việc mang tính nghệ thuật với cá tính của từng người.
Tất nhiên các bản chép tay ở Kinh đô này có những khác biệt với các bản Phường cùng thời. Nó đã được vua quan triều Tự Đức, một ông vua mê Kiều và theo lời truyền đã có nhuận sắc bản Kiều cùng với các cận thần (là những nhà văn, nhà nho lỗi lạc) do đó đã để lại dấu ấn trong những bản Kiều này.
Việc công bố bản Kinh do Lâm Noạ Phu sao chép cũng đem lại những thông tin mới. Trong Lời Tựa, câu: Thị... xuất tự Hồng Sơn liệp hộ Nguyễn Du Tố Như ông thủ thảo, lưu truyền ngũ (thập niên) vu tư... (Bản Kiều này xuất xứ từ chính thủ bút của Hồng Sơn liệp hộ Nguyễn Du được lưu truyền từ 50 năm nay..." đã cho ta thấy rằng đây có thể là bản được chép từ bản gốc, bản tác giả và bản này lưu truyền đã 50 năm nay (tính từ năm 1870 ngược lại đến năm 1820, năm Nguyễn Du mất).
Nếu đi sâu vào từng chữ, từng câu thì có lắm chữ lắm câu có thể làm căn cứ để đối chiếu, luận giải với các bản Kiều nôm cổ khác, từ đó cố gắng có được cái bộ mặt thực - bản lai diện mục của Truyện Kiều, một việc vô cùng thú vị và khó khăn, cần phải huy động nhiều ngành học, nhiều học giả...
Bản phiên âm và khảo dị này của ông Nguyễn Quảng Tuân tuy đã rất công phu, nhưng phiên âm nôm là việc không đơn giản, có thể còn có một số chữ người đọc cách này kẻ đọc cách khác, cũng cần cùng nhau thảo luận thêm để tiếp cận chân lý, tạo nên một diễn đàn học thuật vừa hào hứng, vừa tao nhã.
Xưa đã chẳng có người cho rằng Truyện Kiều có tác dụng kích dương tao nhã đó sao?
NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN QUẢNG TUÂN VÀ VĂN BẢN TRUYỆN KIỀU.
Ông Nguyễn Quảng Tuân thuộc lớp trí thức Tây học, được đào tạo chu đáo về tiếng Pháp và văn hoá Pháp. Cơ duyên nào đã khiến ông từ biển Tây đi vào biển Tàu - biển Hán rồi từ đó đi vào biển Nôm biển Ta, và rồi một đời gắn bó với việc khảo cứu Truyện Kiều?
Chắc chắn rằng đó là bởi lòng yêu sâu nặng đối với tiếng Ta, đối với văn hoá nước nhà, bởi lòng yêu quê hương, đất nước. Nó nằm sâu như một hạt giống dưới lớp đất nặng phù sa quê nhà Kinh Bắc của ông và chợt một hôm nó nẩy mầm và vươn ra ánh sáng.
Do nhiều nguyên do, hơn hai nghìn năm văn hoá Hán Việt, Hán Nôm cơ hồ đã bị đứt lìa đối với nên văn hoá ngày nay. Đó là một mất mát quá lớn và quá đau đớn, bởi vì không có gì có thể đo lường được và bù đắp được. Không sống trong nền văn hoá phương Đông với chủ nghĩa nhân văn tuyệt diệu ấy mà Truyện Kiều chỉ là một trong muôn ngàn lệ chứng thôi người ta khó mà đối thoại và hiểu nhau. Người ta mất mà không biết mình mất, đôi khi còn tự hào ầm ĩ là nhờ thế người ta bước đến được đến các nền văn minh khác, rời bỏ được cái cổ hủ, cũ kỹ của dân tộc và phương Đông, trong khi ở các nền văn minh ấy thì họ chỉ được xem như một ông Tây An Nam, một người chỉ mới vừa dính một chút bụi hoa lệ của các kinh thành Âu Mỹ. Tôi hoàn toàn không có ý bãi ngoại hay đóng cửa để nhốt mình vào cái cũ xưa, nhưng ở đây có vấn đề!
Trong cái tình thế đó, những người tiếp nhận nhiều nền văn hoá Tây-Đông vừa lại quay về và đam mê với văn hoá Việt, như ông Nguyễn Quảng Tuân (và rất nhiều nhà nghiên cứu khác mà ta đã biết) là một xúc động. Nó chứng minh rằng, tuy còn lẻ loi, những người như thế đang đi đúng đường đúng hướng và họ sẽ có những đóng góp có ý nghĩa cho văn hoá dân tộc.
Mấy chục năm nay, đặc biệt là từ sau 1975, ông Nguyễn Quảng Tuân đã liên tục cho ra những tác phẩm biên khảo với một sức làm việc và lòng đam mê không mỏi (tuy ông đã ở vào tuổi gần bát tuần). Trong nhiều công trình, người ta đặc biệt chú ý đến các bản khảo cứu về văn bản Truyện Kiều của ông.
Gần đây, việc tìm tòi về văn bản Truyện Kiều vụt trở nên náo nhiệt. Nhiều nhà nghiên cứu với những kiến giải khác nhau đã đem đến cho giới nghiên cứu văn bản Truyện Kiều và bạn đọc nhiều điều lý thú. Tựu chung, người ta nhận thấy về cơ bản nay đã có một văn bản Truyện Kiều tạm ổn định, đã trung thành với nguyên tác Nguyễn Du, với thiên tài Nguyễn Du, thi pháp Nguyễn Du... Mà đó là công lao của nhiều thế hệ, của toàn dân tộc, từ các nhà nho khoa bảng cho đến đến những người bình dân đọc Kiều, ngâm Kiều, sống với Kiều... Họ đã trả về cho Nguyễn Du những chữ đích thực thiên tài. Nhưng việc tiếp tục tìm thêm các bản Kiều Nôm cổ, thảo luận thêm về các trường hợp phiên âm, chọn âm, chọn chữ... trong tính hệ thống của văn bản, trong mối liên hệ lớp tấng sâu xa với ngữ âm, ngữ pháp, ý nghĩa, với câu trúc thi pháp văn bản... là một việc vẫn phải tiếp tục lâu dài. Đây là một ngành học uyên bác, dày công, liên ngành, xuyên ngành, một ngành học mà chỉ soi tìm một chữ thôi đã phải tốn cả một đời học vấn và tâm trí.
Ông Nguyễn Quảng Tuân đã qua tận Paris, vào Thư viện Liên trường Đại học Ngôn ngữ Đông phương (Bibliothèque Interuniversitaire des Langues Orientales), tìm cho kỳ được bản Nôm được xem là cổ nhất hiện giờ còn lưu giữ ở đó - bản Liễu 1871, đời Tự Đức thứ 24.
Ông cũng đã có lần sang tận "xứ sương mù" để tìm cho được một bản Kiều Nôm cổ chép tay năm 1894, có chú thích và minh hoạ rất đẹp mà Thư viện Anh quốc (The British Library) đã mua được ở một tiệm bán đồ cổ ở Luân Đôn với giá rất đắt.
Ông còn qua Hoa Kỳ tìm bản Kinh, bản Đoạn trường tân thanh chép tay năm 1870 của Lâm Noạ Phu và lại qua Trung Quốc theo bước đường lưu lạc của nàng Kiều từ Bắc Kinh về tới Hàng châu - sông Tiền Đường... để mà yêu thêm, hiểu thêm cái hồn của chữ nghĩa Truyện Kiều.
Thật là:
Người ta nói: Thư trung hữu nữ nhan như ngọc, cô Kiều tài sắc mặn mà đến thế nào mà còn làm "luỵ" được người đến thế.
Nhà ông còn tàng trữ nhiều tư liệu nghiên cứu quí hiếm, đặc biệt là có gần đủ hết tất cả các bản Kiều nôm và quốc ngữ. Ông Tập Kiều, Vịnh Kiều làm thơ Đường luật, viết Hát nói về những lịch lãm trong cuộc đời.
Công việc sưu tầm, nghiên cứu là việc của cả học giới; thành tựu của riêng ông có cống hiến đáng kể và có thể còn giới hạn là điều hiển nhiên, nhưng tấm lòng ấy, sự nỗ lực ấy cho văn hoá dân tộc thật đáng trân trọng.
Người thủ thư, một phụ nữ Pháp, ở Thư viện Paris thấy có một người Việt Nam cả tháng đều đặn đến đọc những cuốn sách cổ có chữ tượng hình rất ít người mượn đọc, một hôm đã hỏi ông Tuân: — Ai tài trợ cho ông đi đọc những cuốn sách này? Ông Tuân đã trả lời: — Nhà tôi (Ma femme)
Vì vậy, khi giở những trang Kiều phiên âm và khảo dị, đọc những nhận xét về bản Kiều Nôm cổ ấy sau đây, mong các bạn hãy hiểu cho tấc lòng của người đã gửi lòng yêu say đắm của mình vào từng chữ, từng câu của áng văn thiên thu tuyệt diệu.
Nguyên bản truyện Kiều chữ Nôm này là bản in khắc Đoạn trường tân thanh, Giá Sơn Kiều Oánh Mậu chú giải, Thành Thái Nhâm Dần trung thu vọng (1902), được chụp ảnh in lại trong Tổng tập Văn học Việt Nam tập 12 (TTVH 12), bản này thường được gọi ngắn gọn là bản Kiều Oánh Mậu (KOM). Đây là bản in khắc đẹp nhất, chữ Nôm viết khá quy phạm và có ý thức chuẩn hoá, phần giới thiệu và chú giải công phu, những người chấp bút tham dự đề từ, bình giải đều là các bậc khoa bảng danh tiếng đương thời. Được TTVH 12 đánh giá là một trong hai bản có giá trị khoa học cao nhất (bản kia là bản Kim Vân Kiều tân tập do nhóm Thời Hiền Thi Tự của Chu Mạnh Trinh khắc in năm 1906, thường gọi là bản Quan Văn Đường (viết tắt là QVĐ). Bản KOM đã được TTVH 12 chọn lựa để chụp in lại, và làm cơ sở để khảo chú. Bản này do Giá Sơn Kiều Oánh mậu (1853-1912), đậu Phó bảng đời Tự Đức (Canh Thìn - 1880), dựa trên bản Kinh của Đình nguyên Đào Nguyên Phổ đem từ Huế ra tặng cùng tham chiếu các bản Phường (các bản khắc in dân gian ở phường Hàng Gai, Hà Nội) và các bản sao tư gia mà soạn lại. Nhiều người cho đây là bản Kinh thực ra không đúng hẳn.
Bản Truyện Kiều gốc in lần đầu là do Nguyễn Du giao cho Phạm Quý Thích khắc in ở Hà Nội, nên các bản Phường vẫn được tiếng là gần nguyên bản, nhưng thực ra tam sao thất bản khá nhiều. Nhận xét đại thể thì thấy các bản Phường theo rất sát ngữ âm miền Bắc, hầu như không thấy có tiếng Nghệ, do đó nên đặt nghi vấn phải chăng Phạm Quý Thích có sửa chữa ít nhiều chứ không phải in đúng y như chính bản của Nguyễn Du giao. Như thế tiêu chí cho cổ bản (các bản Phường cổ) là gần nguyên tác hơn cận bản (bản Kinh, bản KOM... ) e không chắc, lại thêm một lẽ là bản gia truyền của dòng họ Nguyễn Du do Phạm Kim Chi phiên Quốc ngữ (1917) nhiều chỗ thấy gần Kinh bản hơn là Phường bản.
Khi chú dị bản chúng tôi chủ yếu so sánh với bản Quốc ngữ Truyện Kiều của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo (do NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh in lại 1999, sau sẽ viết tắt là B-T) vì đây là bản được in nhiều, phổ biến sớm và rộng từ khoảng những năm 20 của thế kỷ này, phần chú giải ngắn gọn và dễ hiểu, có điều là chế bản Quốc ngữ sai nhiều chỗ. Do chúng tôi mong muốn giới thiệu nội dung bản Kiều Nôm này với đông đảo bạn đọc chứ không muốn bó hẹp trong giới nghiên cứu chuyên sâu về Hán Nôm, nên đã chủ ý chọn bản B-T để so sánh dị bản (vì các bản Quốc ngữ khác đều theo gần sát bản B-T). Sự sai khác dị bản chủ yếu là giữa hệ Kinh bản và hệ Phường bản. Bản KOM bị quy là Kinh bản thực ra chỉ theo bản Kinh khoảng 21 câu trong số khoảng 150 câu bản Kinh khác bản Phường (thống kê của TTVH 12). TTVH 12 đánh giá là bản B-T bị ảnh hưởng nhiều từ bản KOM, thực ra B-T chỉ theo những câu chữ ĐÚNG hơn rõ ràng, còn nếu không gì hơn gì nhau thì lại thấy là B-T trung thành với câu chữ bản Phường, những chỗ dị bản so với KOM hầu hết là của các bản Phường, mà bản QVĐ là tiêu biểu. Tuy các bản khác nhau không ít nhưng phần nhiều khác nhau ở hư từ, từ đồng nghĩa, hay là đảo thứ tự chữ, các trường hợp khác hẳn nghĩa thực ra không nhiều.
Chúng tôi chủ ý giới thiệu phần khảo chú dị bản và chú giải từ ngữ sao cho ngắn gọn, tránh biến cuốn sách này thành một tác phẩm chuyên khảo. Phần chú giải và chú dị bản được đánh số liên tục, các chữ có dị bản được in nghiêng. Chữ Quốc ngữ được chế bản dạng bình thường nhằm cho nhiều người đọc như đã định hướng ở trên, chứ không xếp ngang dưới chữ Nôm và cũng không ép câu Quốc ngữ và Nôm phải ở trên cùng một trang.
Nhờ các học giả, các nhà nghiên cứu đã dày công khảo định, chú giải, phiên âm rất công phu, nên công việc của chúng tôi gặp nhiều thuận lợi. Đồng thời chúng tôi đã cố gắng khảo thật kỹ bản Nôm KOM nên cũng tìm được đôi chỗ người trước phiên âm chưa sát. Ví dụ câu 2364, các sách đều phiên "Càng cay (ଚE;) nghiệt lắm càng oan trái nhiều"; câu 1431 "Một sân lầm cát đã đầy ( )" thực tế bản KOM là "Một sân lầm cát dã dày ( )"... Ngoài ra chúng tôi có chủ ý tìm thêm các sách đọc khác với người trước, mục đích cũng để bạn đọc rộng đường đánh giá thưởng thức, nên cách đọc khác dù không được hay nhưng nếu không quá vô nghĩa thì cũng ghi chú. Với sự hiểu biết có hạn, nên chúng tôi chỉ xin được đóng góp thêm một đầu sách nghiên cứu về Truyện Kiều thiên về mặt văn bản học hơn là việc khảo chú văn nghĩa, chắc chắn sẽ gặp nhiều thiếu sót mong được các bậc thức giả và bạn đọc bổ khuyết.
Web nguon: Nôm Foundation http://nomfoundation.org/vnpf/nfkieu.php?IDcat=151
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét