Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

48- Di Sản Hoàng Xuân Hãn:IN KIềU TẦM NGUYÊN - Nghiêm Xuân Hải



Di Sản Hoàng Xuân Hãn


Nghiêm Xuân Hải
 lời mở đầu.

Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn (GSHXH) ra đi ngày 10.03.1996, đã để lại một di sản văn hóa phong phú và đa dạng.
Cuộc đời nghiên cứu và hoạt động cho Khoa học, Giáo dục, Sử học, Văn học Việt Nam đã tạo nên một công trình đồ sộ, công lao nhất quán của một đời người.
Vì phải bảo quản di sản đó, tôi xin trình bày một số dự kiến mong được sự góp ý, hoặc chia công giúp của để tiến hành việc chung. Chuyên về khảo cứu giảng dạy toán, tôi sẽ trình bày theo cách làm việc của tôi, nghĩa là tóm tắt các chủ đề, trình bày từng chủ đề và chứng minh sự quan trọng của nó. Một chủ đề có thể là một mục tiêu (viết tắt là M) hay một phương pháp làm việc (viết tắt là P). Đây là việc làm của một người không chuyên về văn học, nhưng cố gắng tìm hiểu, đó là hoàn cảnh của tôi. Năm 1996, tôi bắt đầu để tâm vào những vấn đề phức tạp như văn bản học, chữ Nôm, tiếng Việt xưa, với một sự hiểu biết chung chung. Dần dần, tôi đã tìm được một số mục tiêu (M) để dẫn đường, một số phương pháp (P) để suy xét, nhưng vẫn không tránh được những sai lầm và cần học hỏi thêm.
Đối với tôi, các mục tiêu và tiêu chuẩn để làm việc là:
M0. Tin vào khả năng suy nghĩ của mọi người theo phương pháp khoa học.
Từ khi bắt đầu nghiên cứu cho đến khi được nhìn nhận là học giả lão thành, GSHXH luôn luôn tin vào khả năng suy nghĩ và học thêm của mình và của mọi người. Nhưng "người thường" vẫn bị xem là chưa đủ trình độ để suy nghĩ về những vấn đề chuyên môn, chẳng qua đó chỉ là lỗi ở các học giả đã quên hai mục tiêu chính yếu sau đây:
M1: Khơi động suy nghĩ.
Ai cũng có thể suy nghĩ sai nhầm, điều đó rất bình thường vì có sai thì mới cần học thêm. Bổn phận của người có tiếng nói, có trình độ chuyên môn, là phải khơi động suy nghĩ của mọi người bằng những phương cách:
M2: Thông tin đầy đủ: Cung cấp tài liệu chính xác.
Nhà nghiên cứu có nhiệm vụ thông tin các tài liệu chính xác của mình để độc giả không bị nhiễm độc bởi những thông tin thiếu chính xác. Rồi từ đó độc giả sẽ tự đánh giá toàn bộ thông tin mà họ đã tiếp nhận. Đó là cách duy nhất để đạt mục đích M0 mà ta có thể gói gọn trong câu:
"Tự do suy nghĩ làm nền, tự mình đánh giá mới nên trưởng thành" .
M3: Phục vụ độc giả:
Tác giả phải trình bày các suy nghĩ và tất cả các thoại để độc giả suy xét và chọn lựa vì đó là nguyên tắc khơi động suy nghĩ (M1). Không được bóp méo sự thật bằng cách giấu giếm tài liệu, yểm dìm ý kiến đối thoại, giấu thông tin (M2). Phải tin tưởng vào khả năng suy nghĩ của độc giả (M0). HXH luôn luôn trình bày thẳng thắn tất cả các sự kiện, các lý do, rồi đưa ra kết luận của mình. GS nói rõ: độc giả không đồng ý thì càng hay, độc giả sẽ chọn một thoại khác và tìm cách củng cố thoại đó nên nghiên cứu sẽ tiến lên (xem trong bài A3, nơi HXHãn nói đến sách ThiVănViệtNam).
M4: Giới thiệu chữ Nôm và văn bản học.
Văn hoá Việt Nam có chữ Nôm và chữ Nôm là một kho tàng hi hữu. Nó đã ghi nhận sự biến đổi song song của hai ngôn ngữ Việt Hán trong ít nhất một nghìn năm. Không phải là chữ viết chính thức của một quốc gia, nên nó không bị đóng cứng trong khuôn khổ hàn lâm và đã đổi thay theo sát tiếng nói của người dân. Ngày nay còn có những chữ Nôm mà ta không biết cách phiên âm, mà ta không còn hiểu, nghĩa là chưa nắm hết được các ẩn sản của kho tàng đó. Mục đích in Kiều Tầm Nguyên là với tham vọng thuyết trình sự kiện đó.
Các văn bản xưa đều viết bằng chữ Nôm (và chữ Hán), nên Nôm học là bước đầu để trở về nguồn gốc văn hoá Việt Nam. Trong một điều kiện văn bản đặc biệt: ít tài liệu, tài liệu thiếu chính xác vì tập tục, vì chữ Nôm không chính xác (một chữ=nhiều tiếng, một tiếng=nhiều chữ), văn bản học là bước đầu để trở về nguồn gốc. Một thứ văn bản học đặc biệt: vì điều kiện vô cùng khó khăn, nên cần một phương pháp nghiên cứu khoa học ngoại lệ, uyển chuyển, bởi nếu làm việc một cách máy móc là sẽ khô cứng nghẹn đường.
M5: Về nguồn mà tìm hiểu tiếng Việt.
Ta phải tìm lại các nghĩa cũ của từng chữ, cách viết văn vào thời đại của tác giả, và văn phong của tác giả. Đây là bài học mà tôi nắm được từ khi lo in sách Kiều Tầm Nguyên.



I . một DI SẢN PHONG PHÚ VÀ KÍN đÁO.

Trong thư viện HXH có những văn bản quí: sách vở chữ Nôm, bản thảo viết tay của những tác phẩm, bài báo đã công bố (vì khi in ra là đã chọn lựa và cắt bớt) và những công trình chưa công bố.
Ngoài thư tịch, còn những dấu vết suy nghĩ của GS về khoa học, văn học, phong cách cá nhân và chính trị, như các bài tựa sách đã in: Danh Từ Khoa Học, Thi Văn Việt Nam, Nguyễn Biểu, Lý Thường Kiệt, La Sơn Phu Tử, Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo, Bích Câu Kỳ Ngộ v.v... Mỗi chọn lựa là nơi GS gửi gắm lời nhắn nhủ có một hệ thống nhất quán. Các câu trả lời của GS đều tiềm tàng những ý nghĩ quy mô và điển hình.
Nay GS đã thành một nhân vật của văn hoá và lịch sử ViệtNam, là lúc ta nên công bố những tài liệu chính xác về GS để mọi người tự do suy xét, rút ra ý nghĩa của một đời người, và sử dụng phần di sản. Cùng lứa với chúng tôi, những người gần cận GS đều gọi GS là bác Hãn. Tôi sẽ tiếp tục gọi GS là bác (không viết hoa như "Bác"), là HXHãn, viết tắt là HXH, để nhắc lại những liên hệ ân cần và giản dị thuở sinh thời.
HXH để lại một số tài liệu "phỏng vấn kể chuyện" trong mấy năm cuối, những buổi nói cố ý ghi chép những ký ức và suy nghĩ mà bác không còn thì giờ để viết. Tuy người phỏng vấn và bác đều không nói đến, nhưng các buổi đó luôn luôn phảng phất một ý nghĩ số mệnh, luyến tiếc một sự mất mát sẽ không tránh được, và cố ghi những sự kiện lịch sử mà HXH đã chứng kiến, những con đường nghiên cứu đang tiến hành hoặc đã vào tầm mắt của bác, để người sau tiếp nối mà đi xa hơn. Mục đích của GS là phục vụ bằng văn hoá. Người sau sẽ đạt thêm nhiều kết quả nếu các di sản (như văn bản v.v.) được sử dụng đúng mức theo tinh thần khoa học HXH: Với phong cách đầy ý tứ, mỗi chọn lựa là một bài học. Vì thế chúng tôi sẽ công bố các tài liệu phỏng vấn (cassettes audio và vidéo) và cung cấp các tài liệu liên quan đến bác, bằng nguồn thông tin của Hội Cam Tuyền, bằng điện tử.
Những văn bản quí chỉ có trong thư viện HXHãn, chúng tôi sẽ kiểm kê thông báo, sao chụp cung cấp cho độc giả. Làm như vậy là cố gắng đạt mục tiêu:
M6 Văn bản là của mọi người nên không ai được yểm đi.


II. IN KIềU TẦM NGUYÊN.
Hiện nay, chúng tôi cố sức công bố công trình nghiên cứu dựng lại Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, công trình mà GiáoSư HoàngXuânHãn (HXH) gọi là KiềuTầmNguyên (KTN). Với những mục đích:
1. Bảo quản văn bản chính xác và cung cấp rộng rãi các tài liệu khảo cứu.
2. In một bản Kiều (quốc ngữ) rất gần với bản Kiều gốc của cụ NguyễnDu.
3. Trình bày phương pháp khoa học (của HXH) để nghiên cứu văn bản chữ Nôm.
4. Nói lên bổn phận tôn trọng và phục vụ độc giả của các sách báo văn học. Bằng cách trưng bày các sự kiện và tài liệu đầy đủ và khách quan, trình bày tổng quát để mọi người đạt được một tầm nhìn có bề sâu, qui mô và khái quát.
5. Phổ biến đề tài chữ Nôm trong văn hoá ViệtNam: Nguồn gốc văn hoá ViệtNam "là" chữ Nôm, và chữ Nôm là di sản quí trong kho tàng văn hoá của thế giới.


Bằng những dẫn chứng cụ thể, tôi sẽ trở lại các mục tiêu M3, M4, M5, M6 đã kể ở trên, mà ngày nay vẫn bị lãng quên.
Chúng tôi đã tạm quyết định sẽ thực hiện việc in ấn Kiều Tầm Nguyên và sẽ phổ biến tác phẩm này trên mạng Internet:
A. Sách Kiều Tầm Nguyên của GS HoàngXuânHãn sẽ có những phần:
Phần Thơ Kiều phiên âm từ bản Kiều Nôm mà HXH đã dựng lại.
Phần Hiệu Đính, nghĩa là các chú thích hiệu đính mà thường xuyên HXH viết ở dưới các câu thơ.
Phần dịch bản KimVânKiềuTruyện của ThanhTâmTàiNhân (HXH đã dịch ra quốc ngữ các phần có liên hệ với việc hiệu đính).
Phần BảngChỉVầnKiều.
Phần SoSánhTámBảnKiều. Tám bản là các bản mà HXH đã dùng để hiệu đính, sau khi đánh giá là các bản còn lại đều chép ra từ các bản đó:
1. Bản Nôm DuyMinhThị 1872, hiện nay có trong thư viện HXHãn (bản in năm 1879 đã được Viện BảoTàng LịchSử TPHCM "in lại" năm 1993 trong sách Truyện Kiều của VũVănKính). (bản D)
2. Bản quốc ngữ TrươngVĩnhKý 1875; thư viện có bản in lần thứ ba năm 1911.
3. Bản Nôm KiềuOánhMậu 1902, thư viện có bản mà HXH nhờ HoàngXuânVịnh sao lại. (bản K)
4. Bản quốc ngữ PhạmKimChi 1917 (KimTúyTìnhTừ, tức "bản ông Phán"), có bản in năm 1975.
5. Bản Huế (Nôm) (microfilm của EFEO, bản sao của thư viện có chép tên tác giả NguyễnDu và tên hai người bình luận là VũTrinh và NguyễnLượng). (bản H)
6. Bản Nôm LiễuVănĐường 1871, có ở INALCO code VN.IV.468 LiễuVănĐường. (bản L)
7. Bản Nôm ThịnhMỹĐường 1879 hiện có trong thư viện. (bản M)
8. Bản ThịnhVănĐường 1882. Bản chót này chúng tôi chưa tìm ra. (bản V)
Trong tám bản nói trên KiềuTầmNguyên sẽ in một bản duy nhất, đó là bản DuyMinhThị 1872 vì HXH đã đánh giá là nó gần bản gốc nhất (ngoài những chữ sai dễ chữa vì người khắc ván và người biên tập không thạo tiếng Việt).
B. Vì tình trạng thiếu tài liệu còn gây ra nhiều vấp váp (xin xem phần sau sẽ rõ), Trong phần SoSánhTámBảnKiều chúng tôi dự định cung cấp cả tám bản Kiều và chú thêm các chữ Nôm khi những chữ này khác với bản DuyMinhThị 1872. Nay đã kiếm ra được 7 bản đầu nhưng có lẽ bản số 8 đã mất hẳn.
C. Cách trình bày còn chưa định rõ. Có thể sẽ chia ra Phần Khảo Đính gồm các câu thơ Kiều với ba loại chú thích: chú thích hiệu đính, chú thích SoSánhTámKiều, chú thích dịch KimVânKiều Truyện. Phần tài liệu với Bản Duy Minh Thị 1872, Phần BảngChỉVầnKiều, và Phần TựĐiển (HXH chưa viết ra, nhưng phần này thường có trong các sách đã in).
LỜI YÊU CẦU: Nếu ai biết những bản in tốt hơn những bản trên đây, xin vui lòng chỉ giúp, và nhất là bản số 8, ThịnhVănĐường 1882 (HXHãn đã được đọc ở nhà cụ Hoàng Huân Trung trước chiến tranh, nay các hậu duệ chưa tìm ra).
Với sự giúp đỡ của quý vị, hy vọng một ngày gần đây, chúng tôi có thể công bố đầy đủ tám bản Kiều mà bác đã chọn bằng cách sao chép các chữ Nôm khác với bản DuyMinhThị 1872, để sách trở thành một dụng cụ nghiên cứu thuận lợi. Phí tổn, dù lớn, sẽ không đáng kể so với kết quả thực dụng và tinh thần của việc làm. Tôi có tham vọng đó và xin nhấn mạnh trọng điểm: cung cấp tài liệu văn bản là làm bổn phận phục vụ cho văn học ta tiến nhanh, vì văn bản là của chung, giữ riêng không cho người khác khảo cứu là làm trì trệ văn học..






III. PHÊ BìNH CÔNG TRìNH KHẢO CỨU CA GS HOÀNG XUÂN HãN.
Mặc dù sách Kiều Tầm Nguyên chưa in nhưng đã có những bài đánh giá hoặc phê bình "công trình nghiên cứu" của Hoàng Xuân Hãn. Những bài viết này phần lớn đều dựa vào một số bài phỏng vấn Hoàng Xuân Hãn lược kê trong phần tài liệu tham khảo sau đây.
A. TÀI LIệU THAM KHẢO:
A0 - HoàngXuânHãn: Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, in trong Tập san KhoaHọcXãHội số 10-11 tháng 12/1983, Paris.
A1 - NguyễnNamAnh: Đi xa với HoàngXuânHãn "Điều quan trọng là thế hệ sau có giữ được tính cách ViệtNam nữa hay không...". Báo VănHọc số 108 tr.48-57 (4-1995) California USA.
A2 - ThụyKhuê thực hiện: GiáoSư HoàngXuânHãn nói chuyện về thân thế và sự nghiệp HồXuânHương. Báo HợpLưu số 13 tr186-200 (11&12.1993), P.O. Box 277 Garden Grove, California 92642, USA.
A3 - ThụyKhuê thực hiện: Nói Chuyện với bác Hãn; HợpLưu số 29 tr.51-113, (6&7.1996). Bài này chép từ ba cassettes audio mà chị ThụyKhuê đã có nhã ý trao cho tôi.
A4 - NguyễnNgọcGiao NguyễnTùng TrầnVănThủy phỏng vấn ông bà HXHãn năm 1990 (băng Vidéo).
A5 - TạTrọngHiệp: Đọc cuốn HiệuChú "BíchCâuKỳNgộ" của ông HoàngXuânHãn. TạpChí BáchKhoa Sàigòn: 205 (15.7.1965) tr20-26; 206 (1.8.1965) tr13-22; 207 (15.8.1965) tr19-30; 208 (1.9.1965) tr21-32. Đăng lại trong báo HợpLưu số 34, tr52-77 (4&5.1997) và số 35, tr96-110 (6&7.1997).
A6 - NguyênThắng: Công trình đi tìm bản gốc truyện Kiều của cố giáo sư HoàngXuânHãn. Báo DiễnĐàn số 65 (7.97) Paris.
A7 - LêThànhKhôi: HoàngXuânHãn và công trình nghiên cứu Kiều. Báo ThờiĐại số 2 (6-1998) Paris.
A8 - NguyễnThịChânQuỳnh: Tìm hiểu mối tình giữa NguyễnDu và HồXuânHương (tác giả LưuHương Ký), HợpLưu số 35 tr.49-59 (6&7.1997).
A9 - NguyễnQuảngTuân: Vài nhận xét về việc nghiên cứu truyện Kiều của cố học giả HoàngXuânHãn. Báo VănHọc (6-1997) HàNội; in lại trong báo HợpLưu số 37 tr.16-34 (10&11.1997) với tên "Việc nghiên cứu truyện Kiều của giáo sư HoàngXuânHãn.
A10 - NguyễnQuảngTuân: Trả lời ông ĐàoTháiTôn về bài Nhân một bài "nhận xét" về việc Nghiên cứu truyện Kiều... báo VănNghệ số 36 (20-9-97), Hội nhà văn ViệtNam.
A11 - NguyễnQuảngTuân: Hãy trở lại đúng vấn đề: Nhận xét về việc nghiên cứu truyện Kiều của cụ HoàngXuânHãn, Báo VănNghệ số 42 (18-10-1997), Hội nhà văn ViệtNam.
A12 - ĐàoTháiTôn: Nhân một bài "nhận xét" về việc nghiên cứu truyện Kiều... Báo VănNghệ số 36 (6-9-1997), Hội nhà văn ViệtNam.


B. PHƯƠNG PHÁP (P) DẫN đƯỜNG.
Các phương pháp này xuất hiện trong một số bài mà chúng tôi vừa dẫn trong phần tài liệu tham khảo trên đây, được đánh số từ A1 đến A12, nhất là trong bài A5 (của anh TạTrọngHiệp). Anh giảng vì sao phải hiệu đính, phải chọn một thoại, và đưa ra các phép phân tích sau đây:
Phân biệt chủ đề với chi tiết:
Phương pháp P1. Toàn bộ trước cục bộ. Tìm hiểu chủ đề của tiết văn, chủ ý của tác giả mà tránh hiểu nhầm.
P2. Theo văn phong và bút pháp mà suy xét: Câu thơ viết trong một thời gian, một không gian, một tình cảnh, sẽ chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ, tập tục, văn phong và tư cách của tác giả.
Tôn trọng nguyên tắc cân đối rất thịnh hành khi xưa:
P3. Thượng hưởng hạ ứng; câu trên đối câu dưới (mà có thể ở rất xa như trong BíchCâuKỳNgộ hai ý cúc sen mở ra ở vế (câu thơ) 30 đã diễn lại sau 20 vế, ở vế 50).
P4. Tiểu đối ở trong cùng một câu thơ, cân đối về mọi phương diện, ý nghĩa cũng như phân loại của từng chữ (danh từ, tĩnh từ, động từ v.v.)
P5. Cân đối về ý nghĩa: câu trên đề cập thì câu dưới trả lời.
Anh Hiệp giới thiệu cẩn thận phần đầu của sách BíchCâuKỳNgộ (BCKN) gồm bài tựa và lịch sử của áng văn: nguồn văn trực tiếp, (bản BCKN chữ Hán, tác giả và lịch sử sự hình thành tác phẩm), các bản BCKN chữ Nôm, (tác giả và lịch sử hình thành, đánh giá văn bản v.v.). Luôn luôn HXHãn viết các bài tựa ngắn nhưng đầy dủ, đọc rồi là tránh được những ngộ nhận nông nổi. Anh Hiệp dẫn giải kỹ lưỡng hai bài tựa của DanhTừKhoaHọc và của ThiVănViệtNam. Cách làm việc này của Hoàng Xuân Hãn vẫn chưa được sử dụng đúng mức. Hai bài tựa là kim chỉ nam để tìm hiểu sâu hơn. Kiều Tầm Nguyên sẽ thiếu cái phần đầu quen thuộc đó: Viết chưa xong thì bác mất. Rất may chị ThụyKhuê đã bỏ công thu thanh chuyện bác kể mà viết ra A3, tài liệu rất hợp để thay thế phần đầu của sách Kiều Tầm Nguyên.
Nhưng gốc của A3 chỉ là một tài liệu thu thanh kể chuyện, không phải là một văn bản của HXH: ThụyKhuê chép, LêTấtLuyện đánh máy, TạTrọngHiệp viết các chữ Nôm, và hiệu đính với chính ý là sửa sai càng ít càng tốt, TKhuê và TTHiệp viết các chú thích. Trước đó có tài liệu quay phim A4. Chúng tôi đang chép ra và gặp sự khó khăn lớn: phải đổi ra câu văn những lời nói không nghe rõ được, phải thu gọn các câu nói mà không có bác để chữa cho đúng ý. Như vậy tất nhiên là phải kết luận:
Kết luận 1 (K1). Không thể dùng A3 và A4 mà bình luận công trình của HXHãn theo phương pháp khoa học được.
Cũng như trong tất cả các bài tựa sách mà bác đã viết, hai tài liệu này chứa ẩn rất nhiều dấu vết mà bác đã để lại (đúng sai ít nhiều không phải là vấn đề với người khảo cứu) vì bác chỉ muốn vén màn cho người nghiên cứu nối tiếp.


P6. Tìm kiếm tài liệu, xuất xứ đầy đủ và đứng đắn là tự giúp mình tránh vất vả (xem phần sau).
P7. Đánh giá văn bản trước tiên. Ngày xưa các học giả thiếu phương tiện, chưa quen với những phương pháp khoa học và có khi không thấy nhu cầu giữ nguyên văn bản. Các sách xưa thiếu chính xác, in ra chưa phải là sự thật, văn bản xưa thường có dị bản và không đúng với bản gốc. Vì ít tài liệu, ta không thể dùng nó để chứng minh một cách chính xác như trường hợp của Âu Tây. Lời HXH trong băng vidéo do Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Văn Tùng và Trần Văn Thủy phỏng vấn (A4):
"... thí dụ cụ NguyễnVănTố ... có óc hoàn toàn Âu châu... cái gì không thấy viết ra sách ra giấy thì cụ không tin, còn cái gì viết ra thì cụ rất tin, đó là cái sai lệch. Nói về phần sử học, nhiều khi mình phải dụng lý dụng luận, cái lý luận nào nó hợp với nhiều phương diện là một, hợp với kết quả là hai, nó gắn liền với nhau. Về cái notion de probablité, là xác suất nhiều hay ít: Có cái không có chứng cớ gì cả, nhưng mà ngẫu nhiên mà có cái chuyện ấy, chỉ có cái ngẫu nhiên độ một phần nghìn, một phần...., lúc ấy thì mình cũng đã phải coi rằng là cái sự ấy mình có thể coi là sự thật. Thì cũng như là lúc xét về cổ sử, có thấy cái gì? Thấy một cục đá này, cục đá kia...., nhưng mà cũng phải lấy lý trí của mình mà xây dựng lại cả cái đời sống của dân thời đại ấy là như thế nào. Tự nhiên nói là phải có chứng, nhưng cái sự nối các cái chứng này với cái chứng kia là phải có một cái lý luận...thì cái ấy tôi thêm vào trong sự sử....cổ sử của mình nó khác ở bên này."
Tôi chép nguyên lời để tránh nhầm ý (chuyện này rất tương đối: chấm phết là cho thêm, giọng nói không ghi được). Các từ ngữ có thể, đã phải coi v.v... luôn luôn được bác nhắc đến, biểu hiệu cho sự e dè của bác. GS đã đưa ra hình ảnh người khảo cổ trước hòn đá, rất đúng với tình cảnh của nhà SửHọc ViệtNam. Đó là lý do bắt ta phải suy nghĩ theo lý luận xác xuất. Một câu nói dài dòng, có vẻ khó hiểu như câu "có cái ngẫu nhiên độ một phần nghìn, một phần...., lúc ấy thì mình cũng đã phải coi rằng là cái sự ấy mình có thể coi là sự thật" chỉ diễn tả ý "Có trường hợp không có chứng cớ gì cả, chỉ là sự ngẫu nhiên, xác xuất có thể là 1/100, 1/1000, mà -đôi khi- mình cũng phải công nhận rằng cái chỗ 1/100, 1/1000 ấy có thể là sự thật". Thí dụ những chữ "Trượng nghĩa khinh tài" điển hình cho trường hợp này, sẽ trình bày ở đoạn sau.
P8. Đánh giá các thoại bằng lý luận, với suy nghĩ của mình. Dựng lại bản gốc bằng cách phân xét để chọn ra chữ cho đúng nguyên gốc, bằng cách đối chứng nhiều sự kiện rút ra ở tất cả mọi nơi để đoán sự thật. Nếu chỉ lấy lời của một tác giả tiền bối để chứng minh tức là không có sự tìm kiếm, suy nghĩ và đánh giá của riêng mình.
P9. Tìm nghĩa của từng chữ vào thời kỳ tác phẩm được viết ra rồi mới tìm hiểu câu thơ là bước đầu để đọc văn cổ. Tra từ điển (và đánh giá quyển từ điển nếu cần!) để tránh hiểu nhầm và học hỏi thêm.
P10. Không có chữ Nôm trước mắt thì đừng nên đoán (nếu tránh được). Chữ Nôm phức tạp và gay go; không chú ý là nhầm, không bỏ công đi tìm văn bản và tài liệu là nguy hiểm, là không đứng đắn, là làm mất thì giờ độc giả, là thiếu bổn phận của học giả.
P11. Khiêm nhượng. Khiêm nhượng vì tất cả đều tương đối. Không có phương pháp nào tuyệt đối. Không có ý kiến hoàn toàn đúng. Ý kiến của mình cũng thế. Càng phải khiêm nhượng khi có nhiều dị bản.
P12. Kính trọng cảm súc và nhu cầu thẩm mỹ của độc giả mỗi khi không có lý do chắc chắn để quyết định về ý nghĩa, vì đó là mục đích của thơ văn. Thuyết "ép-nghĩa" là không đúng.


*


Sau đây tôi sẽ nêu ra những ưu và khuyết điểm của từng bài báo.
Bài A6 của Nguyên Thắng cốt ý giới thiệu Kiều Tầm Nguyên với các tài liệu của HXH. Bài này có mục đích trình bày các phương pháp hiệu đính của HXHãn bằng cách dẫn "một thí dụ cho mỗi phương pháp". Do đó tôi đi đến các kết luận sau đây:
K2. Không có thí dụ cụ thể mà bàn cãi là không khoa học.
K3. Sự khẳng định tuyệt đối thường dễ đưa đến sai lầm.


Xin dẫn chứng một trường hợp: Trong bài A7, GS LêThànhKhôi không đồng ý với nguyên tắc "nguyên truyện" tuyệt đối, cho rằng phương pháp hiệu đính bằng nguyên truyện là sai (nguyên truyện ở đây tức là KimVânKiềuTruyện chữ Hán của Thanh Tâm Tài Nhân). Thực ra HXHãn chỉ áp dụng nguyên tắc "hiệu đính bằng nguyên truyện" một cách rất tương đối , như ở vế số 100:  Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần. Xin nhắc lại lời bác nói trong A3: "Nhưng có vài chi tiết, cụ lấy trong Kiều, viết ra y như thế, rồi những bản Nôm sau này, người ta bỏ đi. Bởi vì lúc đời cụ Nguyễn Du, nói như thế không phạm với tập tục, nhưng từ đời Gia Long trở lại đây thì có nhiều ý tưởng, tập tục đã đổi đi cho nên họ phải bỏ. Nhờ thế mà mình nhận thấy rằng cái bản còn giữ nguyên vẹn những chi tiết của cụ Nguyễn Du, thì bản ấy là bản đầu tiên, ít ra gần với lời cụ Nguyễn Du hơn cả."
Tôi xin phân tích tỉ mỉ câu nói trên của bác: Bác dùng phương pháp "nguyên truyện" để đánh giá bản nào gần lời cụ NguyễnDu hơn cả. Đây là phương pháp đánh giá văn bản thay vì hiệu đính từng chữ. (BảnDuyMinhThị gần nhất mà không đúng nhất vì có nhiều chữ sai hơn bản khác!) Bác nói đại ý: có vài chi tiết cụ lấy trong Kiều mà người ta bỏ đi vì không hợp với ý tưởng tập tục sau đời Gia Long. Vậy thì đánh giá văn bản với phương pháp "nguyên truyện" hoàn toàn phụ thuộc vào các chi tiết đó.
Trở lại với câu thơ Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần. Nguyên truyện viết là "tám câu bốn vần". Riêng bản KiềuOánhMậu chép là "tám câu bốn vần":  HXHãn nói là KiềuOánhMậu chữa ra cho đúng nguyên truyện và thoại bốn câu ba vần mới là đúng .
Bác không giảng tại sao, nhưng suy luận đơn sơ là đủ. Đầu tiên, phải đổi thay vì không hợp ý tưởng tập tục. Nếu tám câu bốn vần là lời của cụ NguyễnDu, thì rất ít khả năng người sau tự nhiên kiếm ra bốn câu ba vần mà đổi đi: Thói quen đã có và câu thơ cũng gọn nên bốn câu ba vần sẽ khó nảy ra rồi được chấp nhận. Ngược lại thì có khả năng rất lớn là ông KiềuOanhMậu đã dụng tài của ông ấy (bác viết là chữa ra !). Và bác chọn thuyết đầu. Tôi xin nhấn mạnh trên sự kiện sẽ được trình bầy sau đây (sự kiện này HXH, TạTrọngHiệp và các nhà nghiên cứu đều chấp nhận, nhưng chưa phổ biến):
Khi chọn như thế, HXH đã chủ quan tột bực. Nhưng chủ quan và khách quan là gì? Nghiên cứu là phải làm những việc chủ quan, vì không thì chỉ là giới thiệu tài liệu, chỉ là quản lý dữ kiện. Quản lý dữ kiện là bước đầu của nghiên cứu. Chỉ quản lý dữ kiện là chưa nghiên cứu. Trị giá của việc quản lý dữ kiện là quan trọng khi xưa vì chưa có điều kiện thông tin và máy tính. Học giả là người hiểu biết. Biết là quản lý dữ kiện và hiểu là đã có suy nghĩ vào chiều sâu. Quản lý dữ kiện nay có trị giá càng ngày càng hạ như máy tính. Chỉ đưa các tài liệu, cho biết ông kia nói chi bà ni nói nọ là làm việc của người thư ký: với những ngân hàng dữ kiện của tương lai, ta chỉ cần gõ một cái là ra ngay. Học giả là ở khâu "suy nghĩ rồi chủ quan chọn lựa ", khách quan dẫn dữ kiện là việc của máy tính. Khách quan khi suy nghĩ, chủ quan khi chọn lựa là dĩ nhiên. Khách quan mà biết là mình đã chọn, và chọn là chủ quan vì không tránh được. Chủ quan là phải mò mẫm, và mò mẫm thì ai chả lỡ đỡ?
Trong A3 HXH nói rõ: "Ông KiềuOánhMậu không nói mình đã chữa như thế nào,... cũng không nói rõ bản ông ĐàoNguyênPhổ mang về Huế ra sao. Không nói cho nên bây giờ mình hơi lỡ đỡ". Hai bài báo A9, A10 của Nguyễn Quảng Tuân nêu lên sự "lỡ đỡ" ấy mà không nêu lên sự tế nhị này, và lập ra một giả thuyết lạ kỳ, cho rằng: vì không đọc một tài liệu thông thường trong giới nghiên cứu -tài liệu này sẽ được nói rõ hơn ở các đoạn sau-, bác đã không biết sự thật. Nguyễn Quảng Tuân đã lập giả thuyết trong khi chưa đọc bản hiệu đính Kiều Tầm Nguyên của HXH, trong đó HXH có nói đến văn bản đó. Nếu có bản hiệu đính trong tay, thì dù không thấy nghiên cứu là phải chủ quan, Nguyễn Quảng Tuân cũng không nêu giả thuyết đó lên được.


Sau đây xin liệt kê một số ngộ nhận các phương pháp P1, P2, P6, P7, P11, P12.
Phương pháp P11 (tương đối) và P12 (trọng nhu cầu thẩm mỹ):
HXH rất tương đối khi hiệu đính vế 173 Mảnh trăng chênh chếch dòm song như sau:


Trích từ Phần thơ Kiều (trong Kiều Tầm Nguyên):
Gương nga vành vạch đầy song K=Mảnh trăng chênh chếch 5,KMV = dòm
Trích từ bản HiệuĐính số 3 (trong Kiều Tầm Nguyên):
173: Mảnh trăng chênh chếch dòm song. _ Riêng bản Huế (và K theo) chép như vậy. Bản D và các bản Bắc đều chép gương nga vành vạch đầy song. Thành-ngữ đầy song là dịch hán-từ mãn-song ữ. Thoại D rất có thể là nguyên thoại, nhưng thoại H hay hơn, cũng có thể tự tác giả chữa sau khi đưa bản thảo vào Huế.


Lời chỉ dẫn: Những chữ viết tắt: H=bản Huế, K=bản KiềuOánhMậu 1902, D=bản DuyMinhThị 1872, M=bản ThịnhMỹĐường 1879, V=bản ThịnhVănĐường 1882.
173 là số vế,
Số 5, ở trước ba chữ KMV chỉ chữ số 5 trong vế 173 mà các bản K, M và V viết là dòm.
Theo SoSánhTámBảnKiều và Phần thơ Kiều, thì bác đã chọn theo D=Gương nga vành vạch đầy song.


Nhận xét: Với các lý do văn bản học vững chắc như trên, thì nhà chuyên môn sẽ chọn theo bản DMT. Nhưng bác vẫn nói đến khả năng chọn nhầm vì có khi cụ NguyễnDu đã chữa lại sau. Trong câu chú thích, bác nói đến cảm giác thẩm mỹ và để cho mỗi người được tự do chọn lựa, dù bản DMT chắc đúng theo nguyên thoại. Nếu ngày nay mọi người đã nhận một thoại "hay" mà không có lý do xứng đáng để sửa lại, thì nên để vậy mà thôi. Nhưng nên trình bày các vấn đề văn học liên quan để tìm về nguồn gốc. Bác chọn câu thơ "Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha" (Xem A3) và nói rõ: "Các bản cũ là tha ra, tiếng cổ " là đúng nhưng nên giữ thướt tha vì mọi người đã quen và thấy hay hơn.
Ta hiểu thêm phương pháp P12: Giữ gốc tìm nguồn là biết cụ NguyễnDu viết tha ra, mà không bắt trở lại tha ra , mà không cưỡng bách đời sống văn hoá bằng những chỉ thị độc đoán.


Một thí dụ khác phong phú hơn: đó là vế 354: Dở kim hoàn với khăn hồng trao tay:


Trích từ Phần thơ Kiều (trong Kiều Tầm Nguyên): Dở kim hoàn* với khăn hồng trao tay D:Ỷ ệ Ế . K = soa
Trích từ bản HiệuĐính số 3 (trong Kiều Tầm Nguyên): 354 K im hoàn . Hoàn là cái vòng đeo tay. Nguyên chuyện chép KimTrọng biếu ThúyKiều một chiếc vòng bạc và một khăn tay. Vì chữ Hoàn đời G.L. là húy lớn, nên bản đầu phát hành (đời G.L.) đã đổi ra Kim châu. Chữ châu Ỷ giống chữ hoàn Ế : Còn các bản T đổi lầm ra Kim soa. Lầm vì cái soa của Kiều thì Kim trả lại và trao đổi với cái quạt của Kiều (x. vế 357) Trước đây, vế 318 "Xuyến vàng hai chiếc..." trỏ KIm Trọng lấy sẵn đôi xuyến (hoàn) để tặng Kiều. Sau nầy hai vế số 735 "Chiếc vành với bức tờ mây " và số 786 "Chiếc vành đấy với tờ bồi ở đây" cũng nhắc lại sự Kim Trọng đã tặng Kiều Kim hoàn. Theo đây thì có lẽ Kim Trọng tặng một đôi xuyến, Kiều để lại cho Vân một chiếc mà thôi.


Riêng bản TrươngVĩnhKý chép chữ hoàn, nên khi bác viết "Còn các bản T đổi lầm ra Kim soa", thì bản T có nghĩa là bản Trung (bản ở miền Trung). Trong nguyên truyện là một chiếc vòng bạc và một khăn tay. Bác thấy nhiều nơi chứng tỏ là cụ NguyễnDu đã chọn thoại vòng bạc (=kim hoàn) như các vế 318, 735, 786.
Nhận xét: Đây là bác xét toàn bộ, với những sự kiện ở rất xa nhau (P1).
Lựa thoại đó rồi, phải suy nghĩ thêm về lịch sử: đời GiaLong chữ hoàn là húy lớn, nên các bản Nôm (in đời GiaLong) đều phải đổi. Bản D và bản L đổi "hoàn Ế" ra "châu Ỷ " và bác cho là có lý vì tự dạng hai chữ giống nhau. Các bản khác đều đổi ra soa (=thoa) và bác cho là nhầm, vì cái soa của Kiều đã trả lại và trao đổi với cái quạt trong vế 357 ở trên và cụ NguyễnDu sẽ không viết nhầm như thế (P1). Vậy bản D là gần nguyên thoại nhất và có lẽ được bác cho thêm một điểm. Nhưng nói đến cùng thì thí dụ này vẫn chưa được hoàn mỹ vì bản D không giữ được chữ hoàn như nguyên văn, mà chỉ giữ được chữ hoàn với sự đổi thay cưỡng bách (đổi hoàn ra châu). Tôi xin lỗi đã không ra công để kiếm một thí dụ hoàn chỉnh hơn.
Trở lại vấn đề chữ húy. Bác nói trong A3 mà không nêu thí dụ: "(bản D) chỉ có húy đời GiaLong, không có húy đời MinhMạng thì biết rằng bản viết người ta theo đó để mà sao lại, chắc chắn là đầu đời GiaLong." Nên đọc kỹ câu này vì nó ẩn chứa một cách làm việc rất tự nhiên mà không theo thường lệ: Phân tích văn bản với những nhận xét đơn sơ mà kết quả là mở đường cho người sau.
Theo bác, không ai để ý đến bản D (=DuyMinhThị=DMT) và quen gạt đi vì quá nhiều chữ sai thô sơ. Nhưng khi loại ra các chữ mà mình đã biết rõ chữ gốc, và đánh giá bản DMT cho đúng theo văn bản học, thì bản DMT lại là tốt nhất. Nhận được sự kiện này là một bước đi đáng kể trong việc tìm gốc truyện Kiều.
Tôi xin phân xét. Vua Gia Long mất năm 1819, NguyễnDu mất năm 1820, bản D in vào năm 1872, nghĩa là 53 năm sau. Mà các bản khác cũng in vào những năm ấy, tức là và khoảng 50 năm sau khi cụ NguyễnDu mất. Ai cũng biết là trong văn bản nước ta luôn luôn có chữ húy. Và dùng những chữ húy có ở trong văn bản mà đoán thời gian ra đời. Nhưng bác lý luận tỉ mỉ hơn: bản D là bản khắc chất phác nên không có đổi thay ngoài các chữ viết sai thô sơ. Các chữ húy vẫn nguyên vẹn nên bác đã tính được ngày sinh của bản cha của bản D vì không có chữ húy đời Minh Mạng. Kết luận "bản D sao theo một bản viết trước đời Minh Mạng" vững chắc vì hoàn cảnh đặc biệt của nó. Bác lại nói là "một bản viết trước đời Minh Mạng", vì không có bản in nào trong tương truyền mà thích hợp để làm cha cho bản D, nhưng tôi nghĩ cũng vì bác đã theo dõi rất sát việc in ấn của thời kỳ đó (xem bức thư bác viết cho ông NguyễnVănXuân mà ông đã cho đăng lại trong sách ChinhPhụNgâm DiễnÂmTânKhúc (NXB LáBối Sàigòn 1972)). Đãi bỏ các sai lầm sơ sài của bản D để nhận ra là dưới cát có vàng, ai chả làm được khi đã nghĩ ra? HXH không theo vết đi quen lệ nên đã nhận ra được một văn bản quan trọng với những suy xét đơn giản. Việc này mới xứng với chữ "khám phá" của TKhuê trong câu hỏi "Bản này bác đã khám phá ra hồi nào ?".
Kết luận 4 - K4: HXH đã suy nghĩ đơn giản, đánh giá văn bản bằng cách xét nó chép từ đâu ra, dùng sự có mặt hay không có mặt của chữ húy mà đạt được câu trả lời ; đây là những bước rất dễ mà ít ai nghĩ tới, chúng ta thấy con đường suy luận của HXHãn ở đây đơn sơ mà uyển chuyển sâu sắc.




Với những bài chót (từ A8 đến A12), tôi sẽ áp dụng các phương pháp P1-P12 để làm thí dụ cụ thể.


Bài A8 của Nguyễn Thị Chân Quỳnh làm bác thoả mãn vì đúng những mục tiêu M0, M1 và M2: bác đã tạo cơ hội cho một tác giả suy nghĩ.
Điều rất hay là tác giả không ngần ngại đánh giá công trình khảo cứu của HoàngXuânHãn đúng mục tiêu M2: bác không muốn ai đưa bác lên bàn thờ vì để lên thờ là hết suy nghĩ, là hết khoa học.
Ở đây xin nhắc lại mục tiêu M3: Bổn phận cung cấp tài liệu để phục vụ độc giả. Những điều HXH viết và nói về HồXuânHương nằm trong hai tài liệu chính là bài A0: HồXuânHương với vịnh HạLong, in trong tập san KhoaHọcXãHội số 10-11 (12.1983) Paris, và bài A2: GiáoSư HoàngXuânHãn nói về thân thế và sự nghiệp HồXuânHương, Thụy Khuê thực hiện, in trên Hợp Lưu số 13, tháng 11-12/1993. Nguyễn Thị Chân Quỳnh, không giới thiệu A0 mà lại giới thiệu "ThiênTìnhSử" là sách người ta tự ý in ba bài của bác, tôi cho là sách "ăn cướp", nếu dịch từ "pirater" của Pháp. Trong ThưMục HXHãn, anh Hiệp viết rõ: đây không phải là sách do HXHãn đưa in, mà là sách ở ngoài, tự ý in ( xem A3 version của Hội CamTuyền, hay báo HợpLưu số 29). Sách "ThiênTìnhSử" thiếu kém: in lại công trình A0 mà HXH đã đánh máy, tự biên tập lại, cắt ra từng đoạn, đặt tiểu tựa một cách tùy tiện, tự tiện "sửa sai" những nơi mà HXH viết tiếng Nghệ (nầy=này, nhịp=dịp...), những nơi bác cố ý viết như "kỉ niệm" thì chữa ra "kỷ niệm", "quan-sự lớn" rất cân với "nhân-sự vặt" thì cải tiến ra "quan lớn" nên mất cân đối với "nhân sự vặt", và lại thêm mất nghĩa, sách có nhiều chỗ in sai, đến cả số trang cũng in sai. Khổ hơn là các chữ Hán. Trong bản gốc, HXH viết các chữ Nho vuông vắn như chữ nhà trường để dễ đọc. Sách tự tiện viết lại các chữ Hán, viết bút bi, viết nhanh cho có phẩm chất mỹ thuật (?) đến nỗi có nơi chữ Hán đè lên câu quốc ngữ, nơi thiếu chỗ thì bỏ chữ đi, cho lan ra ngoài lề, cho chạy qua cả số chú thích. Sách không in lại bản đồ mà bác vẽ, đọc thấy thiếu ngay. Bản đồ trong bài A8 của NguyễnThịChânQuỳnh thì rất xưa (1490) và rất quí trên mọi phương diện nhưng tiếc là nó đã thay thế và làm mất bản gốc của HXH. Tôi không biết nó có đúng hơn với sự thực của thời HồXuânHương, nhưng trong bản gốc HXHãn có vẽ thêm đường đi nên dễ hiểu hơn. Nên tôi có lời trách (chung cho tôi và tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh): tôi đã nhờ chị TKhuê đăng trong báo HợpLưu số 29 (mà tác giả có trong tay vì có nói đến tờ báo đó) rằng ai muốn biết thêm về di sản của HXHãn xin liên lạc với tôi. Nếu tác giả liên lạc với tôi (dễ quá vì cùng ở vùng Paris) tôi đã cho sao chụp ngay bài báo. Không liên lạc, có phải vì tôi không đắt rao hàng chăng?
Tôi quá tạ sự ư? Vì tôi bị Kiều Tầm Nguyên và tình trạng của văn bản nước ta ám ảnh. Khi HXH phải bỏ cả đời mình để cố gắng dựng lại Truyện Kiều, vì tất cả các văn bản in 50 năm sau khi cụ NguyễnDu qua đời đều có sai lầm, có chữ sai trong tất cả cái số hàng chục hàng trăm bản đã in. Chẳng qua chỉ vì những nhà chuyên môn không chú ý đúng mức đến vấn đề văn bản học. Lấy "HồXuânHương với VịnhHạLong" là có ngay một thí dụ. Bản gốc bác đánh máy, viết tay các chữ Hán, thu nhỏ một nửa để in trong tập san KhoaHọcXãHội nên đã khó đọc, nhưng bút tích của bác còn nhận được: khi xuất xứ nên nhắc lại việc đó. Vì rằng sách "ThiênTìnhSử" là "ăn cướp", đổi thay văn bản, cải tiến mà không nói ra. Cải tiến ư ? Nếu dùng để nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếng Nghệ trong công trình HXH thì đó là "cải tiến" hay "hành lùi"? Bản gốc nay đã hiếm, nếu không chú ý thì vài năm nữa người ta chỉ còn biết "ThiênTìnhSử" mà thôi! Chẳng nhẽ "Ngày nay văn học cũng thế a?"
Bài A2 in trên Hợp Lưu số 13, dễ tìm, sao Nguyễn Thị Chân Quỳnh không giới thiệu và xuất xứ cho đúng câu nhận xét đã ghi trong chú thích số 1 của chị là bác nhầm . Nhưng năm 1993 bác đã sửa lại trong A2, tức là bốn năm trước bài A8 của Nguyễn Thị Chân Quỳnh. Nhầm con tính trừ không can chi, để ý là thấy ngay, không thì cũng không sao, nên HXH chữa đi mà thôi. Chuyện chỉ là chi tiết đáng bỏ qua, nhưng nó đã phạm đến nguyên tắc M1: Viết để phục vụ cho độc giả (đỡ mất thì giờ). Nay lại viết để cho độc giả rắm rối thêm. Vậy tốt hơn là không viết chú thích số 1 mà lại còn viết sai một thế kỷ. Và biết đến bao giờ Nguyễn Thị Chân Quỳnh mới sửa lại chỗ sai của mình?
Áp dụng các phương pháp P1 đến P11 và các bài học tôi đã hấp thụ được nhờ bác và anh Hiệp:
Bài A8, Nguyễn Thị Chân Quỳnh viết: "..."mừng duyên tấp nập" khó mà trỏ vào chuyện mừng NguyễnDu thăng chức, trỏ vào chuyện Nguyễn Du cưới vợ thích hợp hơn". Để độc giả có thể xét đoán nếu Nguyễn Thị Chân Quỳnh đưa đủ tài liệu có lập luận một cách khoa học hay không, tôi xin chép lại hai câu thơ của HồXuânHương:
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập
Phấn son càng tủi phận long đong.
HXHãn hiểu rằng câu trên nói đến việc cụ NguyễnDu sửa soạn ngựa xe đi sứ sang Tàu.
Còn một độc giả như tôi thì sao? Tôi xin nói rõ tiến trình lập luận tìm hiểu của tôi.
Đầu tiên tra tự vị. (P9: tìm nghĩa từng chữ và M5: trở về nguồn, tìm hiểu chữ Việt cổ).
Chữ duyên có hai nghĩa có thể chấp nhận: Nghĩa tình duyên, nhân duyên lấy vợ lấy chồng, và nghĩa duyên nợ, duyên kiếp, duyên số, duyên phận (destinée, sort). Ngày nay nghĩa nhân duyên lấy vợ lấy chồng thông thường ở ngoài đời, nhưng vào chùa thì nghĩa duyên kiếp thông thường hơn. Và duyên lại có những nghĩa khác: cái đẹp kín đáo hấp dẫn hay sự may mắn, trong các tập hợp "có duyên", "vô duyên" nay vẫn thường dùng, và duyên còn có nghĩa bờ... trong duyên-hải = bờ biển.
Xưa thì sao? (P9 và P3,P4) Chữ nhân-duyên là từ Phật Giáo, nhân là sức mạnh trực tiếp mà sinh ra (nguyên nhân), duyên là sức yếu gián tiếp mà sinh ra (theo TừĐiểnTruyệnKiều của ĐàoDuyAnh) và nhân duyên có nghĩa đầu tiên là duyên số, định mệnh. Sau đó có nghĩa tình duyên, nói gọn nhân duyên lấy vợ lấy chồng. Trong Kiều có nhiều nơi dùng chữ duyên với nghĩa duyên kiếp: Trong câu 2787 "Kiếp này duyên đã phụ duyên", chữ duyên đầu là duyên kiếp và chữ sau là tình duyên thì mới thuận nghĩa. Trong vế 857 "Giận duyên tủi phận bời bời" thì hai chữ duyên phận làm tiểu đối và duyên có thể hiểu là tình-duyên hay là duyên-số. Hiểu là tình-duyên thì hơi kẹt vì khi đã bỏ chữ tình thì luôn luôn duyên có ý kép là may-mắn (duyên = may-mắn vẫn thường dùng) nên không hợp với chữ giận. Trong Kiều, ở câu 1531 "Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa", chắc chắn duyên là số may: vì số may mà Vương Bột đã được thuận gió kíp đến gác Đằng Vương và viết bài thơ "Đằng Vương các tự"; không có ý tình duyên nào cả.
Vậy trong tiểu đối duyên-phận này trích ra từ một văn bản đương thời với HồXuânHương, chữ duyên có nghĩa là duyên-kiếp. Trong thơ HồXuânHương theo phép P3 (trên đối dưới) thì duyên cũng lại đối với phận. Khi duyên-phận có nghĩa là duyên-kiếp thì thường xuyên (như ví dụ trong Kiều) người ta hiểu duyên là duyên-kiếp và phận cũng là duyên-kiếp. Nói về tiếng Việt, thì đối chiếu duyên = duyên-kiếp tốt (duyên = duyên may) với phận = duyên-kiếp xấu (phận = phận bạc) rất là khéo: chữ đúng, nghĩa cân nên có lẽ đây là một thành ngữ đối chiếu thường dùng (như duyên may phận bạc = may rủi).
Áp dụng lý thuyết xác xuất. Vì Kiều là chuyện tình duyên KimTrọng và ThúyKiều, trong Kiều có độ 40 lần duyên có nghĩa là duyên-số vợ chồng nhưng vẫn còn 16 lần duyên có nghĩa là duyên-phận, vậy nghĩa này xưa thông dụng. Dùng đối chiếu ba lần: "Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi", "Giận duyên tủi phận bời bời", "Cũng là phận cải duyên kim", thì luôn luôn duyên có nghĩa là duyên-phận.
Tiếp theo là tìm hiểu văn phong và nhân tính của tác giả, ngẫm nghĩ xem câu thơ có hợp tình hợp cảnh không. Theo HXHãn thì HồXuânHương của LưuHươngKý cũng là tác giả của những bài thơ truyền tụng (trừ những bài mà người sau đã gán cho bà và nay ta phải tìm cách loại ra). Viết LưuHươngKý cho hậu thế, bà chỉ chọn những bài thơ "cao cấp". Vậy bà là một người đàn bà phóng khoáng, một thi nhân lỗi lạc và bà rất tự cao, không chịu thua kém đàn ông. Chẳng nhẽ một nhà thơ phóng khoáng, tự cao, hãnh diện, với địa vị văn giới và ý kiến về vợ lẽ rành rành như trong các bài thơ, lại đi than với hậu thế là ông kia đi lấy vợ bé mà không lấy tôi. Tôi thấy đây là một mâu thuẫn lớn, mà cách giải thích của Nguyễn Thị Chân Quỳnh chưa đáp ứng được.
Đến đây tôi sực nhớ đến phương pháp P10 (không có chữ Nôm trước mắt thì đừng nên đoán). Vậy chữ duyên viết bằng chữ Nôm trong văn bản LưuHươngKý có thể giúp ta chọn nghĩa. Nhưng khi không có bản LưuHươngKý trước mắt, ta cũng có thể kiếm được câu trả lời bởi vì tra tự vị thì duyên với cả hai nghĩa đều viết cùng một chữ Nôm. Như vậy thì nhìn mặt chữ Nôm, trong trường hợp này, không giúp ta làm rõ nghĩa hơn được.


Ba bài A9, A10, A11 của Nguyễn Quảng Tuân .
Ba bài này rất lý thú đối với tôi, chúng kích thích tôi viết bài này và đã đạt được mục đích M2 (kích thích suy nghĩ). Và sẽ thành công hơn nữa theo M2 (kích thích độc giả suy nghĩ). Tôi sẽ lần lượt theo cá phương pháp P6, P7, P10, ... để đánh giá các bài này.
P7: Cẩn thận đánh giá văn bản. Các bài A9, A10, A11 có phải là bài nghiên cứu không?
Trong một bài nghiên cứu, phần giá trị nhất là ở những gì tác giả khám phá ra mà trước nay chưa ai công bố. Vậy các phần "tôi đã công bố" hay "những vị có thẩm quyền đã viết" không đem lại một thông tin mới nào cả và không có giá trị nghiên cứu.
Đưa ra một chứng liệu mà không đưa nguồn gốc là không làm đúng nguyên tắc nghiên cứu. Lấy thí dụ trong bài A9 chương I: Ngay trong những dòng đầu của bài viết A9, Nguyễn Quảng Tuân cho biết ông đã dựa vào tài liệu A3 để đánh giá việc nghiên cứu truyện Kiều của HXH, và ông tóm tắt năm phương pháp làm việc của HXH như sau:
"Học giả Hoàng Xuân Hãn cho biết đã thực sự nghiên cứu Kiều từ năm 1945 và cho rằng việc nghiên cứu của "mọi người mình trước đây chỉ là giảng nghĩa, tức là công việc của một thầy giáo tiểu học, trung học và đại học mà ở trình độ nào cũng chỉ là giảng học vậy thôi."
Học giả Hoàng Xuân Hãn cho thế chưa phải là nghiên cứu nên mới đưa ra năm điểm:
1. Phải tìm bản Kiều nào xưa nhất để xem bản mình đọc bây giờ có bị sửa nhiều hay không?
2. Phải so sánh với bản truyện của Trung Quốc để thấy, nếu bản nào gần với bản của Trung Quốc nhiều chừng nào là xưa chừng ấy.
3. Phải tìm hiểu những lời tục truyền về con người Nguyễn Du, về quê hương và bạn bè của Nguyễn Du.
4. Phải đọc bản Nôm cho đúng vì có nhiều chữ hồi trước không đọc được hoặc đọc sai.
5. Phải tìm lấy những bản Nôm còn lại xem có bản nào hội đủ điều kiện để tái lập phần lớn văn bản đời xưa.
Chúng tôi nhận thấy năm điểm này cũng không có gì mới lạ vì đã được các nhà nghiên cứu Truyện Kiều từ trước đến nay đem ra thực hiện rồi, kể từ khi cố giáo sư Lê Thước bắt đầu nghiên cứu Truyện Kiều từ năm 1922." (trích bài Việc Nghiên Cứu Truyện Kiều Của Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, của Nguyễn Quảng Tuân , Hợp Lưu số 37, tháng 10-11/1997, trang 16-17)
Năm nguyên tắc hiệu đính nhắc lại trong A3 thì HXH đã công bố trong bài tựa ThiVănViệtNam in năm 1951, áp dụng liên tục trong tất cả các công trình nghiên cứu, tiêu biểu là BíchCâuKỳNgộ (1964). Và anh Hiệp đã giới thiệu và trình bày rất cặn kẽ trong bài A5 (1965). Vậy sao Nguyễn Quảng Tuân, trong bài A9 lại không dẫn chứng những tư liệu này mà nói cụt ngủn: " Chúng tôi nhận thấy năm điểm này cũng không có gì mới lạ vì đã được các nhà nghiên cứu Truyện Kiều từ trước đến nay đem ra thực hiện rồi...". Nhất là trong tài liệu in năm 1951 chính HXH đã viết: "ông DươngQuảngHàm, LêDư, BùiKỷ, NguyễnVănTố có theo các phương pháp như vậy, và chỉ tiếc là những phương pháp này chưa được sử dụng một cách qui mô".
Làm việc như thế, Nguyễn Quảng Tuân đã không cung cấp đủ tài liệu cho độc giả được tự do suy nghĩ (M1 và M2): Nếu không có tài liệu A5 và ThiVăn ViệtNam thì làm sao mà dựng lại được sự thật và còn đâu sự suy nghĩ tự do!
Nghiên cứu là phải dùng tài liệu chính xác và đánh giá văn bản trước hết (P6 và P7). Tại sao Nguyễn Quảng Tuân không đưa tài liệu gốc (1951) do chính HXH viết, mà lại dựa vào tài liệu A3, một tài liệu ra sau (1996) không chính xác vì HXH chỉ kể lại, không viết ra và không đọc lại?
Làm việc như thế, Nguyễn Quảng Tuân đã không theo nguyên tắc P7 (việc đầu tiên là đánh giá văn bản A3) để đưa đến kết luận K1: Không thể dùng A3 như một tài liệu nghiên cứu chính xác, cho nên tất cả các phần bàn về chữ Nôm trong A9 đều là không nghiên cứu về Kiều Tầm Nguyên vì HXH không viết các chữ đó trong Kiều Tầm Nguyên.
Trong KiềuTầmNguyên không bàn về lịch sử của các bản Kiều và năm tháng cụ NguyễnDu viết truyện Kiều. Nhưng trong tài liệu A3 có đề cập đến những vấn đề lịch sử văn bản và năm tháng cụ NguyễnDu viết Kiều, nhưng nó lại không chính xác vì HXH chỉ kể, không viết và không đọc lại. Bác nói để người nghiên cứu suy nghĩ, nhặt ý tìm vết để kiếm đường khảo cứu nối tiếp, gọi là bác mở đường thì quá đáng, vén màn có lẽ đúng hơn. HXH không đặt vấn đề bài A3 phải hoàn toàn chính xác. Nhưng người nghiên cứu không thể dùng một tài liệu không chính xác như A3, để đánh giá việc nghiên cứu của HXH.
Vậy bài A9 không phải là bài nghiên cứu và cũng không phải là bài trình bày một vấn đề, để đúc kết cho giới nghiên cứu.




Như thế, A9 là bài viết ra để phục vụ độc giả và tôi sẽ đánh giá nó với cách nhìn của độc giả.
Bài A9 của Nguyễn Quảng Tuân có tuân theo những mục đích M0 và M1 không? Bổn phận ghi lại xuất xứ chính xác, trình bày ngay thẳng tất cả các thoại có đạt được không? Khiếm khuyết trên đây về những nguyên tắc hiệu đính cực kỳ quan trọng vì đó là nòng cốt cho sự suy nghĩ để hiểu, để nắm được ý nghĩa của vấn đề hiệu đính. Hơn nữa không đưa đủ tài liệu là bóp méo, là dẵm lên các mục đích đó.
Tôi xin nêu lên một dẫn chứng về ý: "trình bày khách quan để phục vụ độc giả":
Bài A9 có bàn về cuộc thi thơ vịnh Kiều do LêHoan tổ chức và viết: "Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã kể sai hoàn toàn vì cuộc thi thơ [...] không phải diễn ra vào khoảng 1906-1907 mà diễn ra vào cuối năm 1914 tới đầu năm 1915" và tác giả cho thêm vài chi tiết của cuộc thi theo lời thuật của cụ PhanMạnhDanh.
Nói HXH kể sai hoàn toàn thì nên xem lại P11 (khiêm nhượng) và P7 (văn bản khó tin được hoàn toàn).
Bài A12 của ĐàoTháiTôn nêu ra ngay sự thiếu khiêm nhượng này: Trong bài A3 có một chú thích (của TKhuê) về NguyễnKhuyến với niên đại 1835-1909. Mà theo A9 thì NguyễnKhuyến đã bị "mời ra" chấm thi cuối năm 1914-đầu 1915, tức là năm năm sau khi cụ mất! Vậy thì tác giả Nguyễn Quảng Tuân đã không đọc kỹ bài A3 trước khi bình luận hoặc là đã bị in nhầm. Nguyễn Quảng Tuân trả lời trong A10 là có ghi lầm và cuộc thi xảy ra vào năm 1905. HXHãn nói "vào khoảng 1906-1907". Khi dẫn bài A3 chị TKhuê đã cảnh cáo "... có thể về niên đại bác nhớ nhầm độ vài năm" vì bác kể chuyện không tài liệu, bác không đóng đinh vào cột mà nói ước chừng "vào khoảng...". Chỉ có hai thuyết: 1.- Ông NQTuân chưa đọc kỹ A3 nên viết báo rằng bác cho tin vịt. 2.- Ông NQTuân đọc kỹ A3 và cho là đính chính của ông quan trọng nên đăng báo để phục vụ độc giả. Một độc giả bình thường sẽ hiểu ngay "vào khoảng 1906-1907" là một thông tin ước chừng và sẽ lướt qua, đính chính có phải là làm mất thì giờ độc giả và nghi ngờ độc giả biết suy nghĩ ?
Khi đã đánh giá HXH hoàn toàn sai thì Nguyễn Quảng Tuân phải đính chính hoàn toàn đúng cho khách quan: Tôi hoàn toàn thiếu thận trọng và chép sai 9 năm với tài liệu trước mắt, (trong A10 Nguyễn Quảng Tuân viết "ghi lầm", thiếu chính xác, nên tôi, Nghiêm Xuân Hải, phải nghĩ là tác giả không bị in sai) và HXH, không tài liệu, đã nói ước chừng và nhớ nhầm ... 1 năm.
Tạ sự là để nói chữ hoàn toàn là vô lý, ngược hẳn với tương đối (hoàn toàn là tuyệt đối). Nhưng sự khiêm nhượng trong P11 chỉ là một trò chơi vô dụng nếu nó không ẩn dấu một phương pháp khoa học quan trọng. Đấy là phương pháp đừng tin tuyệt đối các tài liệu. Rất dễ sai nhầm. Thông tin không thể đúng 100/100. Sách báo cũng vậy. Bài A9 thường chứng minh bằng cách chép lại ý kiến của các tác giả khác: vậy là không giúp độc giả suy nghĩ, là không xem xét các lý luận, là không khoa học, vì khoa học là xem xét các lý luận mà đánh giá các thoại. Kể hết các thí dụ thì thiếu chỗ. Phần tiếp cũng đủ để nhắc rõ tầm quan trọng của sự "quan sát và đánh giá" (sens critique, bon sens).
Tôi xin đưa một thí dụ cụ thể cho các phép P9 (tìm nghĩa), P2 (văn phong) và M5 (phục vụ)
Hiệu đính câu 176: Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà.
1- Vấn đề chữ Nôm. Đây là phần có ích nhất trong lời giải thích của HXHãn.
Trong A3, HXHãn nói:
Mờt thí dø nỪa, thí dø rảt l§n mà ngỵẹi ta rảt lÀm là chỪ treo v§i chỪ gieo. ChỪ Nôm hÒi xỵa khi nào chỪ treo thì là tleo thì ta phäi viữt là (tẹ)-lẹ , chỪ liêu >   thû xóc là cái tay, bên này là chỪ liêu, có âm lẹ ẵảy, cho nên phäi ẵẨc là tleo tÙc là treo.
Thữ còn gieo, viữt quÓc ngỪ bây giẹ là gi thì nó vào cái hẨ gi-ch nhỵ trẹi, træng, viữt là gi nhỵng có chă khác viữt là ch, nhỵ tôi nói lúc nãy là gieo v§i gi .
Gieo thì ngỵẹi ta viữt bằng chỪ chiêu ?  , thû xóc là thû bên này, rÒi bên cånh là chỪ chiêu, chiêu là vẹi, viữt chỪ ảy thì nhảt ẵỉnh phäi ẵẨc là gieo chÙ không thỶ nào ẵẨc treo ẵỵệc. Trong KiẾu khi nào cái nghïa rõ ràng là gieo nhỵ
Vàng gieo ngản nỵ§c cây lÒng bóng sân
thì chỪ gieo ngỵẹi ta viữt ẵúng là chỪ chiêu ?  .
[...]
Häi ẵỵẹng rä ngẨn ẵông lân
GiẨt sỵỷng (...) nầng, cành xuân la ẵà
thì các bän quÓc ngỪ viữt câu ảy là:
GiẨt sỵỷng gieo nầng cành xuân la ẵà
Mà trong bän Nôm, chỪ gieo ẵây v§i chỪ gieo cách trên hai câu viữt khác nhau, chỪ trên viữt chiêu ?  , chỪ này viữt liêu >  . Thì phäi ẵẨc là treo chÙ không thỶ ẵẨc là gieo ẵỵệc. ñẨc cho ẵúng Nôm ảy là:
Vàng gieo ngản nỵ§c cây lÒng bóng sân
Häi ẵỵẹng rä ngẨn ẵông lân
GiẨt sỵỷng treo nầng cành xuân la ẵà
Cành xuân là cái cành non, m§i ẵâm ra, thì nhỪng sỵỷng ban ẵêm rỷi xuÓng rÒi ẵẨng tửng håt, tùng håt ế trên cành, nhỵ là treo nhỪng håt ngẨc ảy trên cây, thì lúc ảy cái cành m§i cong xuÓng thữ này, nó la ẵà xuÓng. ChÙ mà håt sỵỷng gieo nầng, thì chỏ có mờt håt sỵỷng nó rỷi xuÓng, ẵúng cái cành ảy, thì cành có nhún xuÓng rÒi nó bẳt lên chÙ không có gì cä. Hình änh này không ẵúng tí nào và nó cỹng không ẵúng ậ cûa cø. Phäi ẵẨc và phäi biữt ẵẨc Nôm cho thẳt ẵúng.
HÒi xỵa các cø ẵẨc thữ mà thôi, vui tai thì ẵẨc nhỵng không ẵỶ ậ. RÒi sau nhỪng ngỵẹi có Tây hẨc, phiên âm ra ẵỶ in thành sách, thì hẨ låi không biữt ẵẨc Nôm lắm nỪa. Cho nên cái phÀn khäo cÙu là cÀn vẾ chă ảy nỪa. Thì cái công viỂc ảy, tôi cÓt làm.
Tại sao treo lại viết với chữ "liêu > ", vì xưa ta nói tờ-leo (hay cờ-leo). Nhận xét: biết rõ tiếng Việt xưa thì mới hiểu cách viết chữ Nôm của các cụ ; và ngược lại, chữ Nôm đã ghi cách phát âm của tiếng Việt hồi xưa. Hơn nữa, chữ Nôm có đổi thay, xưa lắm thì ghi cả hai âm kép (như ba-lăng = blăng = trăng) với hai chữ Hán; về sau chỉ giữ một âm như leo và bỏ âm tờ đi. Bỏ đi vào thời nào? Đây là câu hỏi quan trọng, vì nếu biết trả lời, thì cách viết trong một văn bản sẽ giúp ta phỏng đoán thời gian sinh thành của nó. Gieo thì viết "chiêu ?" vì vấn đề ngôn ngữ học, gi và ch cùng một họ. Đấy là vấn đề quan trọng: đọc tiếng Nôm cần biết thêm ngôn ngữ học và tiếng Việt cổ, thì mới có thể làm việc đàng hoàng.
Đây là những giải thích có ích cho mọi người vì nó cho ta thấy quá trình tiến triển của chữ Nôm. Mà HXHãn cốt ý lấy thí dụ này để dẫn giải những vấn đề trên, nên phần quan trọng là câu cuối của HXH: "hồi xưa các cụ đọc thế mà thôi.... cho nên cái phần khảo cứu là cần về chỗ ấy nữa". Để phục vụ người đọc, đây là phần nên phê bình vì đó là những nguyên tắc để học hiểu về chữ Nôm, nghĩa là nguồn gốc văn hoá Việt Nam.
Những phản bác của NQTuân không hề đả động đến Nôm học. Hoặc ông chỉ luận suông như:
"Cành xuân mà giảng là cành non mới đâm ra thì không đúng (...). Khi những giọt sương đêm đọng lại treo ở đầu những ngọn lá (làm cho những ngọn lá trĩu đầu xuống) mà gặp cơn gió thổi qua làm cành cây đưa đi đưa lại thì gieo xuống từng loạt."
Hoặc ông chỉ chép ra những gì ông này bà kia đã nói. Ông không hề đi sâu vào vấn đề hiệu đính ngữ nghĩa. HXH luôn luôn đánh giá (trước tiên) các học giả như KiềuOánhMậu, DươngQuảngHàm để làm việc mà tương đối hoá các ý kiến! Ngược lại, trong A9, người ta chỉ thấy ông NQTuân viện dẫn ý kiến của những người đi trước như là những sự thật không thể chối cãi được.


2 - Vấn đề văn bản học.
Kết luận đơn giản: Phải loại các bản mới về sau để đi tìm gốc. Các bản xưa đều chép "liêu >  ". Và "liêu > " phải phiên âm là treo.
Nếu áp dụng từ đầu phương pháp P7 (đánh giá văn bản) thì bản QuanVânĐường (1906) đã bị loại; NQTuân lại nói: "bản này tôi nhận thấy không khác gì mấy với bản LiễuVănĐường (1871).... các nhà nghiên cứu đánh giá là tốt và xứng đáng tiêu biểu cho bản Phường (vì không có một câu nào chép theo bản Kinh)". Đây là lý do cho sự hiểu nhầm: Tiểu biểu cho bản Phường không có nghĩa là gần bản gốc. Sự đánh giá của các cụ chỉ có giá trị bởi những lý do mà các cụ đã đưa ra mà thôi, và dùng lý do "không có một câu nào chép theo bản Kinh" để đánh giá là tiêu biểu cho bản Phường (bản Phường muốn nói ở đây là bản nào? = bản tương truyền do PhạmQuýThích cho in(?) hay là bản căn cứ vào bản đó mà khắc lại?) -mà nay đã mất- thì tôi chưa hiểu được. Tôi cũng không biết rõ vì những lý do gì mà HXH đánh giá là bản Phường này thất thực. Nhưng tôi hình dung rằng, đây là một trường hợp để làm thí dụ cho cách đánh giá văn bản của HXH: mình biết chắc là cụ NguyễnDu đã viết "liêu > ", nên bản nào chép "chiêu ? " là sai, và nhờ đó mình kết luận bản này chép theo bản kia khi nó lặp lại các sai nhầm của bản kia (cẩn thận vì chữ lặp lại ở đây là vô nghĩa: khi hai bản cùng chép sai y hệt, thì bản nào là bản lặp lại ? Bản ấy "là" bản có thêm những sai nhầm mới, tôi xin nhấn mạnh chữ "là" để trong ngoặc kép vì trong thực tế một bản có thể được chép và chữa theo nhiều bản đã có từ trước, nên sự thực phức tạp hơn nhiều). Nhưng những chữ mà mình biết chắc chắn là sai thì có thể dùng để đánh giá các văn bản. Rất tiếc là công việc này HXH đã làm, nhưng tôi chưa thấy biên chép ở đâu. Dù sao HXH cũng không nghĩ là cần in ra và đã không để trong cái hòm "In Kiều Tầm Nguyên".


Tôi xin trở lại phương pháp P7: Thận trọng đánh giá văn bản, cùng với P1 (toàn bộ trước cục bộ): Mình có hiểu ý tác giả hay không. Trong tất cả bài A9 và A10, thường xuyên tôi không hiểu ý của HXH như ông NQTuân. Thí dụ quá nhiều tôi không viết hết ra được hết. Nói chung, mỗi khi có phê phán là có sự đánh giá gay gắt, và tôi luôn luôn có lý do để tin là ta phải thận trọng hơn. Văn bản A3 đã không chính xác (viết ra từ tài liệu thâu thanh bác kể chuyện không có giấy viết trước mắt, không có chữ Nôm nào là bác viết), những sự sai nhầm ít nhiều về niên đại v.v. chị ThụyKhuê báo trước là có và chị có chữa nên người chuyên môn không dùng nó làm tài liệu để đánh giá công trình Kiều Tầm Nguyên. Đánh giá HXH một cách gay gắt qua A3 thì khó tránh khỏi sự sai lầm. Ví dụ như A9 viết:
"Cụ HXH bảo" có những chữ đọc sai từ lúc đầu bây giờ cứ đọc sai như thế, bởi vì không hiểu mà người sau cũng không biết chữ Nôm hay là cũng không dám đọc chữ Nôm". Nhận xét như vậy e rằng quá đáng."
Dĩ nhiên câu nói: Người sau không biết chữ Nôm thì sai chắc chắn, và nhà khoa học HXH không thể nghĩ như vậy. Nên nhớ là HXH không đọc lại bài nói chuyện này. Vậy ý của HXH qua câu nói gọn là gì? Nếu ta đọc tài liệu A3 đoạn bác nói chuyện về ông DươngQuảngHàm và cho lý do bác viết quyển ThiVănViệtNam, hay tài liệu A1 để biết sơ công trình nghiên cứu của HXH, thì ta hiểu ngay: HXH nói gọn câu người sau không biết (thạo) chữ Nôm (xưa). Còn câu Không dám đọc chữ Nôm thì hai lần vô lý: sai, vì bao nhiêu học giả đã phiên âm Truyện Kiều và họ đã dám đọc chữ Nôm, và sai vì lời lẽ quá sống sượng, ngược hẳn với tư cách của HXH. Lời nói ngược với tác phong của tác giả là vì ThụyKhuê đã nghe nhầm; ông NQTuân đọc kỹ và nhận ra sự sống sượng, rất tiếc là ông không đi sâu hơn. Chúng tôi, Nghiêm Xuân Hải, nghe kỹ lại thì băng ghi là "không gắng đọc chữ Nôm (xưa)" (tôi thêm chữ xưa cho rõ ý vì chỉ đọc chữ Nôm xưa mới cần cố gắng). Tôi tin rằng HXH định nói "người sau không quen biết chữ Nôm xưa, hay là cũng không gắng đọc chữ Nôm xưa", và những người sau là những người đã cho in các bản Kiều mà bác đã dùng, với những sự lầm lẫn như trên đây.
Trong A10 ông NQTuân viết: "Cụ HXHãn nói là đã khám phá ra bản Nôm ở miền Nam mà còn giữ kín không muốn công bố cho mọi người biết. Tôi đã thưa: Ở miền Nam chỉ có một bản Nôm do DuyMinhThị trùng sau (chú thích NXHải: in nhầm chữ san ra chữ sau) năm 1897 thì ai nghiên cứu Truyện Kiều cũng đều biết làm gì phải dấu tên."
Trong A3, thành ngữ khám phá được dùng trong câu hỏi của chị ThụyKhuê, và bác trả lời: Từ hồi đầu trước, khoảng 42-43, tôi đã thấy rồi . Nhưng không ai để ý tới vì bản ấy có nhiều sai lầm....
Theo phương pháp cẩn thận tìm hiểu chữ quốc ngữ trước tiên, tôi đọc kỹ văn bản.
Đầu tiên, chữ "khám phá " là do chị ThụyKhuê đã dùng. Bác tránh ngay chữ "khám phá " và cải chính bằng: "Từ hồi đầu ... tôi đã thấy rồi" và ta hiểu ngay là bác không cho việc "đã thấy rồi từ hồi đầu " là công trạng gì cả mà phải dùng chữ "khám phá".
Ông NQTuân viết: "Cụ HXHãn nói là đã khám phá ", nên đọc qua ai cũng hiểu là HXH nói là tôi đã khám phá, và cho sự này là cực kỳ quan trọng. Và cả phần sau làm cho độc giả hiểu là HXH cố ý dìm văn bản quí báu này đi, giữ kín để có độc quyền khảo cứu.
Tôi chỉ biết làm toán và đưa cho độc giả chấm bài: Chỉ có ba giả thuyết:
1 - Ông NQTuân không đọc kỹ bài báo A3 nên ông có ngộ nhận là HXHãn nói là tôi khám phá. Vậy là ông không cố ý.
2 - Ông NQTuân sơ ý, câu viết của ông làm độc giả hiểu là HXHãn nói là tôi đã khám phá, và ông không cố ý.
3 - Ông NQTuân đã cẩn thận đọc kỹ, viết kỹ và các nhận xét đơn sơ của tôi ông đã thấy cả, vậy ông đã cố ý đưa người đọc vào sự hiểu nhầm khó tránh được. Như thế thì vô lý quá, ai lại làm như thế !
Theo tôi, đây là một trường hợp tiêu biểu cho tình trạng "tam sao thất bản" nói chung, chỉ sơ ý một chút là gây bao nhiêu khó khăn cho độc giả. Và độc giả bị thiệt thòi: với bài của ông trong tay và thiếu bản A3 thì độc giả sẽ không dựng lại được sự thật, dù việc này quá dễ khi có A3 trước mắt.
"Văn bản là của nước, của dân không ai được giữ riêng cho mình" là lá cờ, là khẩu hiệu tiến lên của chúng tôi, nên tôi hoàn toàn phản đối khi bài báo làm cho độc giả hiểu rằng HXH còn giữ kín không muốn công bố. HXH luôn luôn lấy ý niệm đó làm chính và đã làm gương cho mọi người: HXH luôn luôn gìn giữ văn bản cho nước ta (như bức thư của vua QuangTrung viết cho LaSơn PhuTử mà GS đã giữ được qua hai chiến tranh và trao lại cho nhà nước sau khi hòa bình, dù là giá trị buôn bán của nó là hàng tỉ hàng vạn), GS luôn luôn cung cấp mọi văn bản cho những người nghiên cứu, và hậu tiếp những người nghiên cứu Việt Nam vì cả đời GS thúc giục nghiên cứu Việt Nam tiến lên. Ai đến hỏi tài liệu, GS luôn luôn cho tất cả các chi tiết, không hề giấu giếm, và lắm khi GS cho mượn cả tài liệu mà mất luôn đi. Ngày nay, chúng tôi sẽ bảo quản thư viện HXH theo tinh thần ấy. Nếu phương pháp P2 (biết tư cách của HXH trước khi phê bình) không bị lãng quên, thì sự không tốt này đã tránh được.
Và tôi xin xét kỹ phần chót: Ông NQTuân viết tiếp: Tôi đã thưa: Ở miền Nam...
Một sự cẩn thận về văn bản học là phải xuất xứ cho đúng. Không thì khổ lắm! Ở trong Nam có ít nhất hai bản DuyMinhThị trùng san, bản in năm 1872 có ở trong thư viện HXH, và bản in sau, năm 1879, thì ông NQTuân có. Hai bản này khác nhau vì năm in nên theo thường lệ không một người nghiên cứu nào nhầm hai bản là một. Vì hai bản có khác nhau, và sự đổi thay đó quan trọng như sau đây sẽ thấy. Khi quan niệm xuất xứ cho đúng được chấp nhận rộng rãi thì ta tránh được nhầm lẫn. Ví dụ cụ thể: Nhận xét "ai nghiên cứu Truyện Kiều đều biết bản DuyMinhThị" thì HXH đã phát ý trước ông NQTuân: HXH đã nói "Nhưng không ai để ý tới vì bản ấy có nhiều sai lầm..." nghĩa là các nhà nghiên cứu đều có đọc bản ấy và đã thấy có nhiều sai lầm. Nói thêm là bản trong Nam thì người nghiên cứu biết ngay là bản Duy MinhThị. Khi ông NQTuân thưa rằng: "ai đã nghiên cứu Kiều cũng đều biết làm gì mà cần phải giấu tên" thì ông quên xuất xứ đầy đủ. Ông phải thưa: "HXH biết rằng ai đã nghiên cứu Kiều đều biết bản đó là bản Duy MinhThị". Và như thế mới là giúp người đọc đỡ tốn công suy nghĩ để thiết lập lại sự thật: Biết rằng các nhà nghiên cứu đều biết tên bản này, GS không giấu tên và GS chả làm gì cả.


*


Trong phần cuối này, tôi xin chú ý đặc biệt về hai chủ đề: Chữ Nôm và tài liệu văn bản.
Tôi xin kể lại câu chuyện sau đây để kỷ niệm anh TạTrọngHiệp. Bài báo A3 có nhiều dấu vết của anh. Xin đọc bài "anh Hiệp" của chị ThụyKhuê đăng trong báo HợpLưu số 34 (đã dẫn). Tình học trò của anh rất sâu đối với HXHãn. Và anh luôn luôn muốn che đỡ cho thầy những công kích "rùm beng", những công kích vô thưởng vô phạt. Anh hiệu đính, viết các chữ Nôm. Đoạn "Vuông tròn nhờ cậy cung mây, Trần trần một phận ấp cây đã liều" trữ nhiều tình cảm của anh và tôi sẽ giữ các chữ Nôm anh đã viết để kỷ niệm tình thầy trò rất đẹp. Anh lo bác bị "đánh" và hết sức che đỡ cho bác vì anh không tin thuyết của bác.
Nguyên câu nói của HoàngXuânHãn:
Nằm rÒi sau (ẵẨc) thành ra là næm, chỪ næm (   ) có chỪ ngỹ(   )  , bên chỪ nam (   ), thữ chỪ ngỹ (   )  trông giÓng nhỵ chỪ phỵỷng (   ) là vuông (   )  thữ này. ChỪ nam (   ) nó cỹng gÀn giÓng nhỵ chỪ bông (   )  bên này.
Theo tôi thì nguyên vÓn là chỪ vuông, vì dỵ§i là chỪ tròn, thì ẵảy là vuông tròn.
Vì không có bän KiẾu TÀm Nguyên, Tå TrẨng HiỂp ẵã chỪa låi (in trên Hệp Lỵu sÓ 29) thành:
Nằm ẵẨc sai tử âm gÀn là næm, chỪ næm có chỪ ngỹ ,  , bên chỪ nam ( , thữ chỪ nam viữt tháu ) trông giÓng nhỵ chỪ phỵỷng *  là vuông . ChỪ ngỹ ,  nó cỹng gÀn giÓng nhỵ chỪ bông +  , bên phäi, ghi âm vuông.
Theo tôi thì nguyên vÓn là chỪ vuông, vì dỵ§i là chỪ tròn, thì ẵảy là vuông tròn.


Những chỗ trống trong ngoặc ( ) trên đây, là những chữ Nôm, bác giơ tay viết trong không gian, không thể ghi lại được trong băng cassettes; anh Hiệp đã cố gắng điền chữ Nôm vào những chỗ trống cho hợp nghĩa. (Chú thích Thụy Khuê)
"Vuông &" ệ "số năm (,  " ệ "năm(365 ngày) !     " ệ "nằm %      " (mũi tên ệ chỉ hướng biến đổi của chữ vuông theo thời gian). Khó tin thật; nên anh Hiệp nghĩ ra: "nam (    " ệ "nam viết tháu )   " rồi đổi câu nói của HXHãn:
"nam  (   )     nó cũng gần giống như chữ bông (   )  bên này"
thành ra:
"chữ ngũ ,    nó cũng gần giống chữ bông + bên phải ghi âm vuông" mà đề ra thuyết (mà anh vẫn chưa tin là mảnh giáp đỡ được đạn cho bác):
"vuông & " ệ "số năm tháu *3   " ệ "số năm (,  " ệ "năm (365ngày) !  " ....
Tôi đọc lại A3 khi nhận được bài A9 và hỏi chị TKhuê về bài A3. Chị đưa tài liệu gốc với các đổi thay của anh Hiệp. Biết anh Hiệp lo, tôi cũng lo và đi tìm hiểu thêm. Nghĩ rằng "năm(=5) (,  " tròn thì không có nghĩa nên ông "thầy cò đọc lại" khó bỏ qua một sự nhầm như thế. Vậy thoại của bác lại ít khả năng đúng hơn nữa. Tôi lục lại tài liệu xem bác có quên chi tiết đó thì câu trả lời nằm sẵn trong "SoSánhTámBảnKiều": chỉ có bản DuyMinhThị (1872) ghi "số năm ] ". Bản này in ở TrungQuốc và có lẽ người khắc ván không biết tiếng Việt nên không lo sửa sai. Nếu thật là thế thì các bản viết chữ "năm(=365ngày) !  " và chữ "tháng ' " đều chữa từ bản DuyMinhThị vì lẽ xác xuất dễ hiểu: Người học giả sẽ không chữa năm(=365ngày) tròn ra năm(=5) tròn cho tối nghĩa hoàn toàn, hay tháng tròn ra năm(=365ngày) tròn cho mất chính xác vì KimTrọng vừa gặp Kiều trong tháng trước. Vậy thoại bản DuyMinhThị cũ nhất lại được thêm một điểm. Lý luận xác xuất này rất hữu ích khi tài liệu hiếm hoi như HXHãn đã dẫn (Xem B7: nếu có sự ngẫu nhiên một phần nghìn, phần... thì mình đã phải coi rằng cái sự ấy mình có thể coi là sự thật). Tôi xin trình bày cặn kẽ hơn. Đi tìm gốc bản Kiều, ta phải hình dung sự biến chuyển của văn bản này. Vậy năm=365ngày chỉ có thể biến ra tháng mà thôi, ngược lại thì không có lý do nào cả. Biết vậy, thì chắc chắn (theo xác xuất) là tháng là sai so với bản gốc. Và thuyết "năm(365ngày) '     " ệ "số năm (,   " cũng rất ít khả năng, vì tự dạng hai chữ khá xa nhau, và theo nghĩa thì hoàn toàn vô lý. Nên số năm khó chuyển biến từ năm(365 ngày) và ta phải tìm hiểu nó từ đâu ra!
Tôi tin bác đã tìm ra "Vuông tròn nhờ cậy cung mây" vì chữ tròn: Quen đọc Kiều, tất nhiên bác nghĩ đến vuông tròn, rồi vuông tròn tất nhiên phải nhờ trời (cung mây). Câu thơ có nghĩa nên bác tìm giải thích để tự thuyết phục. Dù chưa thỏa mãn hoàn toàn, bác vẫn chọn vì câu thơ có âm thanh hay và rất hợp với văn của cụ Nguyễn Du. Hơn nữa, KimTrọng có ngỏ lời "Vuông tròn nhờ cậy cung mây" (câu 327) nên Thúy Kiều mới đáp ý "vuông tròn nhờ trời" của Kim Trọng, bằng "chỉ hồng tuân lời mẹ cha" trong hai câu thơ 333-334.
"... nhờ cậy cung mây
Trần trần một phận ấp cây đã liều!
Tiện đây xin một hai điều,
Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?
Ngần ngừ nàng mới thưa rằng:
Thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong,
Dù khi lá thắm chỉ hồng
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha
..."
(7 câu cuối trích theo Truyện Kiều Nguyễn Du, NXB Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp, 1973, trang 181)
Nguyên tắc P4 (tiểu đối) đã bị lãng quên khi tác giả A9 viết "...Kim Trọng không thể nói ngay đến việc vợ chồng". Nếu như thế thì người đọc sẽ tự hỏi "chẳng lẽ Thúy Kiều nói đến chuyện chỉ hồng trước chăng? "
Vì chúng tôi có văn bản KiềuTầmNguyên trước mắt, lại bật ra những chi tiết bất ngờ. Phần hiệu đính bác đã viết lại ít nhất là ba lần. Trong hai bản đầu Vuông tròn không chữa. Chữ trọi thay chữ đòi thì có chữa lại trong bản hai, nghĩa là sau bao công suy nghĩ sau bản hai. Bản cuối vừa viết lại, chữ đã quá run vì tuổi tác. Có khi khó đọc vì bác thu gọn bản trước. Và cực nhất là bác chưa đọc lại, nhiều nơi còn mâu thuẫn vì bác đã thay đi với ý mới. Tài liệu quá nhiều nên phải chọn để in, với sự an ủi là ai cần thì tư liệu vẫn đầy đủ trong thư viện. In mà thấy "sai rành rành" thì sửa hay không ? Sửa sai KimVânKiều đã là nạn lớn, nay ta lại sửa sai Kiều TầmNguyên? Các câu hỏi để độc giả hình dung sự khó khăn để in Kiều Tầm Nguyên theo văn bản học.
Anh Hiệp cũng lâm vào nạn thiếu văn bản. Bác vừa mất, Anh phải nhặt sạn cho A3 và đề thêm các chữ Nôm. Vì đám tang, tôi chưa đưa văn bản hiệu đính (thông cảm nên anh ấy không hỏi).
Thoại của bác là biến đổi từ chữ "vuông &    "  ra chữ "năm (,   ", nhưng trong bản hiệu đính bác viết ngược chữ "vuông &   " vì chữ Nôm không định rõ phải trái. Trong bản hiệu đính bác viết chữ "vuông" hai lần là @ và Ấ . Ta nhận ra ngay chữ "phương *    " ở bên phải. Nhưng chữ bông mà bác viết không phải là chữ "bông  +   " của anh Hiệp. Tra từ điển "Bảng tra chữ Nôm (Nhà xuất bản KhoaHọcXãHội HàNội 1976) thì có hai chữ "bông" khác nhau: ă và ẫ , và bác đã viết chữ thứ nhất. Chữ viết bằng bút hơi nhoè, nên rất khó đọc. Tôi cốt ý sao lại cho độc giả thấy bản thảo của bác và sự khó khăn để đọc. Lại phải có bản DuyMinhThị 1872 trước mắt thì ta mới hiểu được thoại của bác. Tôi xin sao lại hai chữ "vuông": [ , \  và hai chữ "năm": ] , ^ trong DuyMinhThị 1872 (các chữ đều khắc khác nhau). Chữ "vuông Ấ     "  giống chữ "năm ]    " khắc ở câu Năm tròn như cuội cung mây. Từ chữ viết ra chữ in cũng là có vấn đề! Chép lại văn bản Nôm là mất chính xác, sao chụp là hơn. Và lại hiện ra những sự kiện mới: Chữ nam viết tháu trong chữ năm thứ nhất ] sao từ câu Năm tròn như cuội cung mây! Và có thể tin rằng người khắc ván đã đọc sai và khắc chữ nam tháu cho giống chữ "vuông" của bản gốc! Ông NQTuân nói là không có bản nào khắc tháu chữ nam nên thoại của anh Hiệp là sai. Câu này có ý khẳng định tuyệt đối, nên cũng sai. Bởi vì nói thế có nghĩa là trong tất cả các văn bản (Kiều) không có chữ nam tháu. Ai đã đọc hoàn toàn kỹ lưỡng tất cả mọi văn bản chữ Nôm Kiều (tìm ra hay chưa, còn hay đã mất!) mà dám nói chắc như đóng đinh vậy. Và khốn nỗi là bản DMT(=Duy MinhThị)1879 mà ông NQTuân dùng, lại không viết tháu nữa (sách TruyệnKiều VũVănKính ViệnBảoTàng LịchSử TP.HCM 1993 chép chữ năm đó là 4   ). Nay vì bị nhiễm "tật giật mình", tôi lại tự hỏi chữ này dù là "chép lại theo đúng tự hình của từng chữ" từ bản DMT 1879, thì vẫn có khả năng là đã bị cải tiến mà không viết tháu nữa. Nên tự an ủi: Ông NQTuân có đọc bản DMT1879 mà không thấy chữ nam tháu, vậy có lẽ là chữ nam không viết tháu.
Nếu DMT1879 không viết tháu nữa thì thuyết (số năm tháu) tròn ệ (số năm) tròn lại được thêm một điểm. Khoa học có những lệ mà người nghiên cứu phải làm trước hết: "Xuất xứ chính xác" (cho đầy đủ các gốc, tìm ra gốc cũ nhất) và "Đánh giá văn bản để tránh quá tin". Đó là đã tránh được nhiều sai lầm.
Thí dụ trên đây dẫn chứng cho phương pháp P10: "Không có chữ Nôm trước mắt mà nghiên cứu là bói toán". Vì đó mà nhóm phụ trách in Kiều Tầm Nguyên đặt mục tiêu in tất cả các chữ Nôm đã được hiệu đính. Hơn nữa tôi tin là nên sao chụp từng chữ Nôm từ các bản xưa thay vì viết lại. Những sự cẩn thận như thế đều phải trả giá cao nên chúng tôi rất cần sự trợ giúp của độc giả.


Theo phương pháp P1 mà làm việc, thì ta sẽ đọc bài A3 và chia nó ra ba chủ đề:
1. Lịch sử sinh thành của bản Kiều của cụ NguyễnDu,
2. Văn bản học: đánh giá các văn bản, thải đi một số, định đoán trọng lượng "đáng-tin-cậy" của mỗi bản.
3. Nôm học và Việt ngữ học trong việc hiệu đính.
Theo lời dẫn, chị TKhuê đã có xắp xếp bài báo ra từng chương, nhưng không chia ranh giới cứng rắn được. Nhưng nói chung thì ta có thể cắt A3 "HoàngXuânHãn nghiêu cứu Kiều" ra từng đoạn theo ba chủ đề nói trên.


Chủ đề 1: Lịch sử

Kiều Tầm Nguyên không nói đến lịch sử, vậy nếu chỉ muốn biết Kiều Tầm Nguyên là gì thì không cần đọc phần chủ đề này. Về đường lịch sử, những câu bác nói có thể là vén màn cho nghiên cứu và tôi xin trích lại một câu trong A1: "Như cái bản Kiều mà bác chắc chắn là cụ NguyễnDu dùng, nó (=Ông Maspéro) có đấy, không ký tên NguyễnDu, không phải ThanhHiên (tên bút của NguyễnDu) ở trong đó mà là một người Hiên khác, trong cái nhóm xung quanh cụ..." Ngày nay tủ sách Maspero nằm ở École Française d'Extrêne Orient nên tài liệu có lẽ hãy còn.




Chủ đề 2: Văn bản học.

Những chỗ HXH kể chuyện ông nghè Mai rất quan trọng để đánh giá văn bản nhất là ở các đoạn:
1. Giá đành trong nguyệt trên mây (bốn câu ra sáu câu)
2. Mà lòng trượng nghĩa khinh tài (trượng nghĩa là tiếng thường dùng trong nhà cụ NguyễnDu)
3. Đánh giá cụ nghè Mai (ông ấy nói đưa đẩy. Mình chỉ tin được phần nào...) và lời cụ viết: bản này là "bổn gia truyền" trong lời tựa của bản KimTúyTìnhTừ.
Đọc các đoạn này, tôi thấy chủ đề là việc đánh giá bản DMT 1872, mà bài A9 của NQTuân luôn luôn xa chủ đề và không nói đến việc đánh giá văn bản, nên tôi có ấn tượng "Ông nói gà bà nói vịt". Theo lời thuật: HXH thấy trong bản mà bác cho là xưa nhất, thì "trọng `    nghĩa" viết "trượng _  nghĩa" , bác mới hỏi đột ngột cụ nghè Mai: " Ở trong họ cụ nói trọng nghĩa khinh tài hay trượng nghĩa khinh tài ". Cụ nghè Mai trả lời: Trong họ hồi trước thì nói trượng nghĩa khinh tài. Các chữ mới và đột ngột cho ta biết là bác đã suy xét: Chi tiết quá bất thường, nên có thể trượng nghĩa khinh tài là lời của cụ NguyễnDu vì trong gia đình thường nói như vậy. Bác thường có những nhận xét tỉ mỉ như thế, rồi tìm đường giải thích và nhiều khi câu trả lời rất là tự nhiên. Khi một giả thuyết viển vông như vậy ngẫu nhiên mà đúng, thì chúng ta cũng nên hiểu vì sao HXH càng tin bản DMT gần bản gốc lắm. Bác lại nói thêm: "Mà chữ Hán cũng nói trượng nghĩa ; trượng nghĩa như là trọng nghĩa ", phải chăng là bác muốn thêm ý: "vì thế cho nên trong họ cụ Nguyễn Du mới nói trượng nghĩa, còn các chữ trọng khác thì giữ nguyên". Nếu trong quyển DMT có nơi khác mà trọng viết ra trượng thì có lẽ bác phải đi tìm một giải thích khác và bác sẽ không hỏi cụ nghè Mai. Có lẽ ông NQTuân không để ý đến phần bác nói thêm và xét rõ tình hình: Ông giảng là trong nam chữ trọng hay đọc là trượng nên DMT đổi đi. Lạ quá! Để nói là HXH sai thì ông phải tìm ra những chỗ khác trong DMT cũng đổi như vậy, để có một thí dụ chứng minh là thuyết của ông đúng. Nếu chỉ có thí dụ trượng nghĩa thì ông đã biện theo xác xuất cho thuyết của HXH.
Theo tự vị HuỳnhTịnhCủa, ông nói rằng trượng là trọng đọc theo tiếng Nam để loại trừ thoại NguyễnDu viết theo nếp quen của gia đình. Số trường hợp các chữ trọng khác (ông đếm kỹ) là 5, vậy theo xác xuất, thoại của ông đúng với tỷ lệ 1/6. Ngược lại thoại của HXHãn thì đúng với tỷ lệ 1/1 vì trong gia đình Nguyễn Du không ai nói trẹo các chữ kia, cũng như không ai nói trẹo Kim Trọng ra Kim Trượng. Vậy là ông đã biện cho HXHãn! Nhưng đúng theo khoa học thì tính các tỷ lệ như vậy là quá "làm thơ" , vì ta còn phải ước lượng các trọng lượng của mỗi trường hợp. Mà trường hợp của ông thì có đâu trọng lượng:
1. Đọc kỹ tự vị HuỳnhTịnhCủa: Trong Nam vẫn viết "trọng `   " nghĩa, tuy có người đọc trượng nghĩa, như vậy là tự vị không biện cho khả năng viết "trượng _  " nghĩa. Và tuy có người đọc thì tôi hiểu là số người nói trượng nghĩa là tỷ lệ nhỏ, không đủ để phải thay cách khắc chữ trong bản DMT.
2. Ông HuỳnhTịnhCủa không phân biệt giữa động từ trọng (=kính trọng) và tĩnh từ trọng (=nặng). Nay vẫn có đổi thay từ tĩnh từ trọng ra tĩnh từ trượng (như bệnh trượng, trượng giá) nhưng người Nam không đổi động từ trọng ra trượng (như tôi trượng (?) bà lắm). Vì "trọng nghĩa" là không là "nghĩa nặng" mà là "kính trọng cái nghĩa" nên hai chữ "trọng nghĩa" đã theo pháp ngữ Việt Nam, và trọng ở đây là động từ. Cho nên người Nam sẽ không đổi động từ trọng ra tĩnh từ trượng vì như thế thì trượng nghĩa là nghĩa nặng.
3. Người khắc ván Trung Hoa và người chữa lại chắc không thạo tiếng Việt vì khi bản DMT viết "năm ]  " tròn (vô nghĩa) rất dễ chữa ra "năm !   " tròn các ông còn để lọt, thì các ông lại càng không biết tiếng nam bộ để sửa "trọng `   "  nghĩa ra "trượng _  " nghĩa (=nghĩa nặng, nên đây là sửa nhầm) !
4. Thuyết của ông phải có một chỗ đứng khoa học: theo xác suất thì phải tìm trong bản DMT những chữ Nôm khác đã được sửa theo tiếng địa phương (=tiếng Nam).
Ngoài ra xin chữa một sự sai lầm trong A9 (vì không đọc KiềuTầmNguyên): HXH không phiên âm sai câu 1068 (vì trong bản hiệu đính bác không sai), và bác chỉ nhớ sai khi kể chuyện trong A3 (P2, P6, P7 và P11).


Chủ đề 3: Nôm học và Việt ngữ học.

Trong bài A9 còn có một thí dụ rất đáng chú ý. Đó là câu hỏi: Vế số 28 phải đọc là:
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
hay:
Sắc đành trọi một, tài đành họa hai


Vấn đề chữ trọi thay chữ đòi, HXH đã nói trong A1 năm 1995 và A3 năm 1996. Nhưng NQTuân trong bài A9 đã không hề nhắc đến lập luận ngữ nghĩa của HXH mà chỉ viết gọn lỏn cả chương VII như sau:


VII. về cách sửa các câu kiều cho đúng và cho hay hơn
Học giả Hoàng Xuân Hãn đưa ra hai thí dụ:
Thí dụ 1:
Dưới cầu nước chẩy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Thí dụ 2:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
và cho rằng việc sửa như vậy làm cho câu thơ hay hơn hoặc đúng hơn nhưng cũng cần ghi chữ gốc của chúng:
thướt tha (tha ra)
một hai (một đôi)
điều này các nhà biên khảo truyện Kiều gần đây đều có ghi trong phần khảo dị.
Học giả Hoàng Xuân Hãn đã bỏ qua việc làm đó của các nhà khảo đính nên đã bảo là: "Có những chữ đọc sai từ đầu, bây giờ cứ đọc sai như thế, bởi vì không hiểu mà người sau cũng không biết chữ Nôm hay là cũng không dám đọc chữ Nôm."
Nhận xét như vậy e rằng quá đáng!
NQTuân đã viết hẳn một "chương" VII với ngần ấy hàng để đánh giá "cách sửa các câu Kiều" của HXH (một công việc mà HXH làm trong 50 năm)! Nhưng chưa hết, trong một đoạn văn ngắn như vậy, cũng có ít nhất ba sơ xuất:
1. HXH bàn về hai chữ một đôi trong bản Nôm xưa (HXH nói: Có bản Nôm xưa viết rằng: Một đôi nghiêng...) làm mất nghĩa của điển tích (nhất cố... tái cố). Còn những bản Kiều sau này người ta đã sửa thành một hai rồi thì việc khảo dị chỉ là công việc của người biên tập.
2. HXH không hề bỏ qua việc khảo đính của các nhà nghiên cứu khác, bằng chứng là:
- Bác đưa ra tám bản Kiều Nôm để so sánh với xuất xứ của cả tám bản trong KiềuTầmNguyên.
- Việc Tản Đà dựng lại câu Thâm nghiêm kín cống cao tường cũng được HXH nói rõ trong KiềuTầmNguyên.
3. Những chữ không dám đọc chữ Nôm do chị Thụy Khuê nghe lầm và ghi lầm. HXH nói là không gắng đọc chữ Nôm.
Bàn về ngữ nghĩa của chữ Nôm mà không thảo luận trên mặt chữ thì không có gì để nói cả.


Trở lại bài nói chuyện A3, HXH đã đưa ra tất cả các nghĩa của chữ đòi, những nghĩa này đều không thích hợp với vế 28 Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Ngoài ra, chữ trọi được bác giới thiệu là chữ độc (độc với nghĩa cô độc), vậy trọi một là độc nhất, cái nghĩa trọi=một mình có trong tự điển. Và trong câu thơ sẽ rất thuận nghĩa: sắc thì độc nhất, tài thì hoạ hai (tôi thay đành (=ắt là) ra thì cho dễ hiểu). Vậy nếu chỉ lấy lý do đó, ta cũng có thể tin là ngày xưa cụ NguyễnDu viết như vậy, nếu muốn loại thuyết này thì phải tìm trong tự vị một chữ khác vẫn thuận nghĩa.
Đây là một thí dụ phong phú về đường chữ Nôm.
Đề tài là chữ "đội  "  " phiên âm ra đòi hay trọi ? Bác cho biết: chữ "đội  "  " có hai âm, một âm nó biến ra chữ "trụy  #  " mà ta cũng có thể viết bằng chữ "đội  " " một mình, hay thêm bộ thổ $  " dưới như chữ # . Ta hiểu ra sao? Đọc những sách về chữ Nôm (như Một số vấn đề về chữ Nôm NguyễnTàiCẩn NXB ĐạiHọc Và TrungHọc ChuyênNghiệp Hànội 1985) thì ta thấy ở TrungQuốc, trước thế kỷ thứ sáu chỉ có một thanh mẫu (consonne) Đ, và vào khoảng đầu nhà Đường (618-907) thanh mẫu Đ đã chia ra hai thanh mẫu Đ và TR. Hiện tượng này ta có thấy ở trong cách đọc chữ Hán-Việt, nghĩa là cách đọc đó bắt nguồn từ cách người Trung hoa đọc chữ Hán vào khoảng cuối đời Đường. Trong chữ Nôm, ta cũng có những tiếng Việt với âm Đ mà có thể viết theo hai cách: dùng một chữ nho với âm Đ hay một chữ nho với âm TR. Vậy nên có thể tin là một số chữ Nôm đã được viết như thế từ giai đoạn đầu nhà Đường khi hai âm còn là một. Câu nói của bác liên quan lịch sử của sự Đ đổi ra Đ hay TR. Trong A1 bác nói là trường hợp đòi một bác có gặp nhiều trong văn bản Nôm cổ. Trong bản dịch KinhThi của LaSơn PhuTử, chữ Nôm núi "Đòi  "  "  đã dùng để dịch chữ Hộ Sơn (nghĩa là núi không có cây) ta gọi là núi Trọi (tiếng Nghệ của trụi). Vậy nên núi Đòi là phiên âm nhầm và núi Trọi mới là phiên âm đúng. Vì bác biết là chữ "đội   "  " xưa có hai âm, đọc là đội hay là trụy, nên bác hiểu chữ "đội  "  " đã dùng viết tiếng Việt trụi/trọi. Bác lại nhận xét thêm là nhẵn nhụi thì cụ NguyễnDu viết chữ Nôm là nhẵn "đội  "  ", cụ lấy chữ "đội  "  " để ghi âm tiếng trụi (vì có một hán tự có âm gần như nhụi mà cụ không dùng, nghĩa là cụ không viết nhẵn nhụi). Việc này phải biết tiếng Nghệ mới giải được: ấy là vì trong xứ Nghệ người ta thường nói nhẵn trụi, nên cụ đã dùng chữ "đội  "  " với phát âm trụy để viết chữ Việt trọi/trụi. Như vậy ta mới thấy ba con đường đều dẫn đến cách phiên âm chữ "đội  "  " thành ra trọi. Ba con đường rất hay: Qua chữ Nôm xưa, dùng một bản dịch chữ Hán ra chữ Nôm, rồi dùng nghĩa mà phiên âm. Qua chữ Hán-Việt, với những cách phát âm xưa, mà hiểu rằng chữ "đội  "   " có thể phát âm là trụy nên có thể phiên âm nó là trụi/trọi. Qua tiếng Nghệ mà hiểu là cụ NguyễnDu dùng chữ "đội "  " để viết tiếng Nghệ trụi/trọi . Tìm ra ba con đường là rất quan trọng, vì như thế thuyết trọi mới gần chắc là đúng. Và bác luôn luôn làm việc như vậy. Và bác đã cho đủ thí dụ cho các ý: biết chữ Nôm cổ, tiếng Việt cổ, tiếng Hán-Việt cổ, tiếng địa phương (Nghệ đối với Truyện Kiều), ngôn ngữ học, đều là có ích để đọc chữ Nôm cho đúng. Không biết tiếng Nghệ nhẵn trụi mà giảng nghĩa bằng tiếng Bắc nhẵn nhụi để phê bình thì thật là hy hữu! Để bài bác, thì phải chứng minh là ở trong Nghệ không ai nói nhẵn trụi cả. Khi tiếng nhẵn trụi vẫn thường dùng nơi xứ Nghệ, thì ta phải giữ tiếng nhẵn nhụi quen thuộc, nhưng phải chú thêm là cụ NguyễnDu viết nhẵn trụi theo tiếng Nghệ. Và nhân dịp ta nên đánh giá những nhận xét có vẻ trịch thượng của ông NQTuân như "trong Kiều nhiều lắm cũng chỉ tìm được dăm ba tiếng Nghệ". Dăm ba là không chỉnh, nếu ít thì phải đếm: năm, ba, bảy cho chính xác theo khoa học. Nhưng vẫn là "khoa học" làm thơ: khi chưa ai biết rằng nhẵn nhụi cụ NguyễnDu viết nhẵn trụi (tiếng Nghệ) thì đếm sao ra? Hơn nữa đó là lạc đề: Ví như trong Kiều chỉ còn một chữ Nôm (tiếng Nghệ) phiên âm chưa đúng thì phải biết tiếng Nghệ mới dựng lại được. Lý luận dăm ba là làm cho người đọc hiểu sai vấn đề Kiều Tầm Nguyên. Mục đích cuối cùng là dựng cho ra bản Kiều-sự-thật của cụ NguyễnDu, còn thiếu một chữ là chưa hoàn mỹ. Khi một là quan trọng mà nói dăm ba là làm mù toả.


Nghiêm Xuân Hải




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét