Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

49 - để bảo tồn từ ngữ cổ tiếng Việt - Nguyễn Khắc Bảo

để bảo tồn từ ngữ cổ tiếng Việt
Nguyễn Khắc Bảo
 
Trong 4 loại văn tự chính đã từng được sử dụng ở Việt Nam ta từ hàng ngàn năm qua: Hán-
Nôm−Pháp−Quốc ngữ, chữ Nôm là loại hình văn tự duy nhất do người Việt sáng tạo ra nên có
khả năng ghi lại được chính xác và đầy đủ vốn ngôn ngữ dân tộc ta từ ngàn xưa để lại.
Tuy bị mang tiếng là “nôm na”, lại chưa được điển chế bằng Từ điển, nhưng vì cấu tạo chữ
Nôm đã khá khoa học do thường có 2 phần chính: Hài thanh và biểu ý nên nhiều khi lại có độ
chính xác về ngữ nghĩa cao hơn chữ Quốc ngữ hiện nay.

Ví dụ câu thơ của Xuân Diệu: “Hai tay chín móng bấu vào đời” mà chữ “Chín” nếu được
viết bằng chữ Nôm thì độc giả ngày nay không việc gì phải tranh luận là “Chín ngón tay” hay
Bàn tay chín đỏ” hoặc “Chín móng” nữa !
Thật đáng tự hào khi kiệt tác văn học bậc nhất của dân tộc ta là Truyện Kiều được Đại thi
hào dân tộc Nguyễn Du - Danh nhân văn hoá thế giới - sáng tác bằng chữ Nôm. Nhưng do trong
tác phẩm này lại có nhiều chữ phạm vào lệnh kị huý của triều Gia Long (dùng chữ Chủng 種 để
ghi âm Giống là tên hồi nhỏ của vua Gia Long và chữ Lan 쾜 là tên mẹ cả của vua Gia Long), lại
có nhiều câu thơ phạm tội “yêu thư, yêu ngôn” như: “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, “Gồm
hai văn võ rạch đôi sơn hà” vi phạm điều 225 luật Gia Long nên ta có cơ sở để tin rằng tác phẩm
này phải được viết từ trước khi Gia Long nên ngôi (trước 1802). i Đến khi Thi hào mất, triều đình
Huế lại cho người đến phúng viếng đồng thời mang toàn bộ Di cảo của Thi hào (trong đó có cả
văn bản Truyện Kiều) về cất giấu ở cung cấm. ii Nhưng tác phẩm này vẫn được anh em con cháu
trong họ thuộc và truyền miệng cho nhau. Đến khi có phong trào.
Làm trai biết đánh tổ tôm,
Uống chè Chính Thái, xem Nôm Thuý Kiều.
Sôi nổi trong cả nước thì các bậc văn nhân tài tử mới đua nhau đi chép Truyện Kiều.
Nhưng họ lại có “cái thông bệnh của nhà văn xưa nay” cậy mình là “những nhà học rộng nhớ
nhiều, nhân khi viết múa bút trong một lúc, nhỡ không kịp kiểm lại” iii nên văn bản Truyện Kiều
 
 
ngày càng sai lạc. Do vậy bản Truyện Kiều do cụ Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng đọc trong ngục năm
1830 để viết cuốn Kim Vân Kiều án mới chỉ có 3.150 câu thiếu tới 104 câu, bản do Duy Minh
Thị in năm 1872, A. Michels in 1884 chỉ có 3.252 câu, bản do Thiên Khẩu Thuỷ biên tập thành
Kim Vân Kiều quảng tập truyện in đầu thế kỷ 20 lại có tới 3.262 câu thừa 8 câu.
Bản Truyện Kiều Quốc ngữ được truyền bá thông dụng nhất hiện nay do Học giả Đào Duy
Anh chủ biên năm 1979 và được “một số nhà thơ nhà văn lớn của chúng ta góp thêm ý kiến. Các
nhà thơ nhà văn này đều là những người đã từng có công phu nghiên cứu về Truyện Kiều, lại là
những người nắm vững hơn ai hết nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của dân tộc. Đó là một tập thể
đáng tin cậy”. iv
Song do nguồn tư liệu của học giả Đào Duy Anh lại chủ yếu chỉ là các bản Truyện Kiều
Nôm và Quốc ngữ in trong thế kỷ XX, chịu nhiều ảnh hưởng của bản Kiều Oánh Mậu 1902 nên
nhiều câu thơ đã bị sửa thành ngôn ngữ hiện đại, tuy dễ hiểu và quen tai nhưng lại bỏ đi mất
nhiều từ ngữ cổ sâu sắc và thâm thuý của ngôn ngữ cuối thế kỷ XVIII.
Nay chúng tôi xin được dựa vào sự thống nhất của đa số các bản Truyện Kiều Nôm in trong
thời Tự Đức là:
1. Liễu Văn Đường
1866
2. Liễu Văn Đường
1871
3. Duy Minh Thị
1872
4. Trương Vĩnh Ký
1875
5. Thịnh Mỹ Đường
1879
6. Quan Văn Đường
1879
7. DMT Văn Nguyên Đường
1879
8. DMT Bảo Hoa Các
1879
9. Thuận Thành
1879
10. Diễn Châu chép tay đời Tự Đức
Để hoàn nguyên lại 21 câu Kiều chào mừng thế kỷ XXI và kỷ niệm 21 thập kỷ ra đời của
Truyện Kiều (1800- 2004).
A. Các câu Kiều chữ Nôm khắc rõ ràng dễ đọc nhưng do không hiểu nội dung điển
tích thâm thúy hay cấu trúc ngữ pháp cổ điển dã bị chữ ra sai lạc
1. Câu 1951 : 管 溋
(theo LVĐ 1871)
Quản chi trên các dưới duềnh
Thay cho:
Quản chi lên thác xuống ghềnh
(bản Đào Duy Anh, 1979)
Do không hiểu điển tích “trên các, dưới duềnh” chỉ hành động tự tử của hai nhà thơ đời Sở,
Hán: “Dương Hùng đầu các nhi tử, Khuất Nguyên tự trầm Mịch La” (Dương Hùng đâm đầu từ
trên lầu gác xuống chết, Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn) nên các nhà biên khảo
hiện đại đều theo Kiều Oánh Mậu chữa thành “lên thác, xuống ghềnh”. Mới đọc tưởng có vẻ hợp
với anh lái buôn Thúc Sinh, nhưng lại không đúng cốt truyện và không thể hiện được vốn kiến
thức uyên thâm của tác giả.
2. Câu 1919:
업 佛 堂
(theo LVĐ 1871)
Đưa chàng đến trước Phật đường
 
 
 
Thay cho:
Đưa nàng đến trước Phật đường.
Tam quy ngũ giới cho nàng xuất gia
(bản Đào Duy Anh, 1979)
Theo Nguyên truyện thì Hoạn Thư bắt Thúc Sinh phải cùng đến Quan Âm các để chàng
Thúc đau lòng chứng kiến cảnh nàng Thuý Kiều đi tu. Sửa lại như bản Đào Duy Anh 1979 thì để
lọt chàng Thúc ở nhà sao? Vả lại nếu chỉ có Hoạn Thư đưa Thuý Kiều đi tu thì còn đâu là sự
thâm hiểm của họ Hoạn nữa.
3. Câu 2075: 셫 娘
(theo LVĐ 1866)
Rỉ nghe nàng, mới giãi lòng.
Thay cho:
Rỉ tai mới kể sự lòng.
Ở đây cửa Phật là không hẹp gì
(bản Đào Duy Anh 1979)
Sửa như bản Đào Duy Anh thì hoá ra sư trưởng Giác Duyên phải “Rỉ tai” Thuý Kiều để “kể
sự lòng” của nhà sư à? Không hợp với mạch truyện và phong thái đường hoàng của vị sư trưởng
trụ trì chùa. Thi hào đã viết câu thơ đảo trang nghĩa là: “Sư trưởng nghe nàng rủ rỉ kể chuyện, rồi
mới giãi lòng mình là: ở đây cửa Phật là không hẹp gì”.
B. Vì đọc theo bản Kiều Oánh Mậu 1902 và các bản của thế kỉ XX nên không bảo
lưu được các từ ngữ cổ
4. Câu 1250: 謹 埋
(theo LVĐ 1866)
Ngẩn ngơ trăm nỗi dồi mài một thân.
Thay cho:
Ngẩn ngơ trăm nỗi dùi mài một than
(bản Đào Duy Anh 1979)
Theo từ điển Việt - Bồ - La của A.D Rhodes 1651 và Huỳnh Tịnh Của 1895 thì: “Dồi, mài
có nghĩa là: “đầy và vơi”. Do đó câu thơ đề nghị hoàn nguyên như của LVĐ 1866 mới phản ánh
đúng tâm trạng “đầy vơi - một mình mình biết một mình mình hay” của Thuý Kiều lúc phải sa
chân lỡ bước vào lầu xanh. Còn giảng “dùi mài” là “cần cù chăm chỉ” hoặc “chỉ cái thân bị đau
khổ như bị dùi bị mài” đều không hợp nghĩa và hợp cảnh.
5. Câu 1509: 堆 䕯 蓬
(theo LVĐ 1866)
Đôi ta chút nghĩa bèo bồng
Thay cho:
Đôi ta chút nghĩa đèo bòng.
(bản Đào Duy Anh 1979)
Cái quan hệ tạm bợ, bèo trôi nổi, cỏ bồng bay theo gió mới đúng là quan hệ trăng gió giữa
Thúc Sinh và Thuý Kiều. Chính vì thế Thuý Kiều mới xui anh chàng hèn Thúc Sinh về nhà “nói
sòng cho minh” để Hoạn Thư bớt ghen, may ra cho mình được an phận “tôi đành phận tôi” chứ.
6. Câu 1135 :
(theo LVĐ 1866)
Hưng hành chẳng hỏi chẳng tra.
 
 
 
Thay cho:
Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra
(bản Đào Duy Anh 1979)
Hưng hành là một từ cổ có nghĩa là: đứng dậy và xốc tới, phù hợp với mặt chữ Nôm và chỉ
rõ động tác xấn xổ của mụ Tú bà. Vả lại trong Thiên Nam ngữ lục (Thế kỷ XVII) đã có câu:
Minh Không bèn vạch hoàng thành.
Phải khi ác thú hưng hành bất nhân.
Từ “hung hăng” là do công lao chữa Kiều của Kiều Oánh Mậu mà ra.
7. Câu 1647:
(Theo LVĐ 1871)
Dẩy ngay lên ngựa tức thì
Thay cho:
Vực ngay lên ngựa tức thì
(bản Đào Duy Anh 1979).
Động tác “Dẩy” mới lột tả được bản chất độc ác của bọn Khuyển Ưng chứ. Còn nếu bọn
chúng chỉ “Vực ngay lên ngựa”, sau này lại “vực xuống dưới thuyền” rồi lại “vực xuống môn
phòng” thì hoá ra bọn Khuyển Ưng lại quá tử tế sao? Chẳng lẽ kho từ ngữ của Thi hào lại hạn
hẹp đến nỗi trước sau chỉ mỗi động từ “Vực” vậy! Lỗi này là ở các nhà biên khảo đời sau đã bỏ
quên mất động từ “Dẩy” mà chữa thành “Vực”.
8. Câu 1148: 㤕 自
(theo LVĐ 1866)
Xót lòng trinh bạch từ lâu đến giờ
Thay cho:
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa
(bản Đào Duy Anh 1979)
Sự thay đổi từ ngữ của bản Đào Duy Anh gây cho ta thất vọng về bản lĩnh của Thuý Kiều,
sao lại hèn kém đến mức phải xin chừa cả chút lòng trinh bạch của người con gái. Thực ra các
nhà biên khảo đã nhầm. Câu thơ của các bản Kiều cổ: Xót lòng trinh bạch từ lâu đến giờ - cho ta
hình ảnh Thuý Kiều chung thuỷ tột bậc với người yêu. Khi sắp phải dấn thân vào con đường nhơ
bẩn, nàng vẫn nhớ đến chàng Kim Trọng và chua xót cho việc mình đã “hoài công nắng giữ mưa
gìn” lòng trinh bạch từ lâu đến giờ. Để đến nỗi sa vào cảnh
hồng ngâm cho chuột vọc, mình ngọc cho ngâu vầy”. Tâm trạng như ở câu Kiều hoàn
nguyên mới phù hợp với mạch tư duy trước đó của Thuý Kiều:
Biết thân đến bước lạc loài
Nhị đào đã bẻ cho người tình chung.
9. Câu 1154:
墨 燶
(theo LVĐ 1866)
Đon sòng đến mực nồng nàn mới tha
Thay cho:
Gạn gùng đến mực nồng nàn mới tha
(bản Đào Duy Anh 1979).
Hai từ “Đon sòng” là từ cổ, theo Bá Đa Lộc Bỉ Nhu (1772-1773) và Huỳnh Tịnh Của
(1896) thì có nghĩa là: Hỏi ngăn đón thăm chừng, sòng sã liên tục, phù hợp với ngữ cảnh
 
 
 
đến mực nồng nàn mới tha”. Còn từ “Gạn gùng” thì không đúng với mặt chữ Nôm của
các bản Kiều cổ. Vả lại ở các câu 1725, 2041 thì đã là “gạn gùng” đi sau nó phải có “ngọn,
ngành” như:
Gạn gùng ngọn hỏi ngành tra (câu 1725).
Gạn gùng ngành ngọn cho tường (câu 2041).
C. Phiên âm đúng theo mặt chữ Nôm của các Bản Kiều cổ nhất
10. Câu 1197:
㐌 捛
(theo LVĐ 1866)
Dẫu sao bình đã lỡ rơi
Thay cho:
Dẫu sao bình đã vỡ rồi
(bản Đào Duy Anh 1979)
Đến Đạm Tiên đã chết một cách thảm thương mà Thi hào cũng chỉ dùng hình ảnh:
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.
Với Thuý Kiều đang còn sống để “Lấy thân mà trả nợ đời cho xong” thì sao lại có thể tự ví
mình là “bình đã vỡ rồi” được.
Vậy thì câu thơ trong các bản Kiều Nôm cổ “dẫu sao bình đã lỡ rơi” mới phản ánh đúng
tâm trạng và sự tự đánh giá của Thuý Kiều về thân phận của mình.
11. Câu 1311:
(theo LVĐ 1866)
màu trong ngọc trắng ngà
Thay cho:
ràng trong ngọc trắng ngà
(bản Đào Duy Anh 1979).
Tả cảnh Thuý Kiều tắm mà dùng danh ngữ: “Rõ ràng” với nghĩa như Từ điển Truyện Kiều
là: “Rõ hẳn đấy” thì thật là chưa tế nhị lắm. Chỉ là “Rõ màu” nghĩa là: nhác nhìn thấy dáng vẻ
của Thuý Kiều ẩn hiện qua “bức trướng hồng tẩm hoa” thì mới là bức tranh phác hoạ hư ảo của
nhà nho phương Đông chứ !
12. Câu 1478: 对 台 헯 㐌 年
(theo LVĐ 1866)
Đổi thay nhạn đã cùng đầy niên
Thay cho:
Đổi thay nhạn yến đã hòng đầy niên
(bản Đào Duy Anh 1979)
Nhạn và cá là 2 con vật đưa thư trong văn học cổ, vậy câu thơ như các bản Kiều Nôm cổ
hoàn nguyên ở trên mới lật tẩy được sự “lạt tình tao khang” của Thúc Sinh không chịu gửi thư từ
gì về nhà cho vợ cả Hoạn Thư gây nên cảnh ức chế về tâm lý. Do mụ vợ sư tủ này bị “bưng bít
giấu quanh - tin nhà thì không” nên mụ ta mới “lửa tâm càng dập càng nồng”. Còn “đổi thay
nhạn yến” chỉ thời gian tuần tự thay đổi trùng lặp với câu thơ trước đó “đào đà phai thắm, liễu
vừa nẩy xanh” không phù hợp với phong cách kiệm chữ của văn học Trung đại.
13. Câu 1841: 헮 秩 呐 秩
(theo LVĐ 1866)
 
 
Dửng đi chợt nói chợt cười
Thay cho:
Ngảnh đi chợt nói chợt cười
(bản Đào Duy Anh 1979)
Trước âm mưu “nham hiểm giết người không dao” của họ Hoạn, sao chàng Thúc thuộc loại
người lúc nào cũng “như dại như ngây” lại dám “Ngảnh đi” tránh cặp mắt cú vọ của sư tử Hoạn
Thư. Thi hào dùng từ “Dửng” với nghĩa: Bảng lảng, không biết tới nhau (HTC trang 250) là rất
hợp với vị thế khó xử và bản chất nhu nhược của chàng Thúc.
14. Câu 2004: 弹 헰 歐
(theo LVĐ 1866)
Đàn bà thể ấy thấy âu một người
Thay cho:
Đàn bà thế ấy thấy âu một người
(bản Đào Duy Anh 1979)
Hoạn Thư thực là loại “Đàn bà dễ có mấy tay” nên Thi hào mới xếp ả ta vào loại “Đàn bà
thể ấy” giống như ca dao có câu:
Thật thà cũng thể lái trâu
Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.
Sửa lại là “Đàn bà thế ấy” là “công” của Kiều Oánh Mậu. Ấy vậy mà các nhà biên khảo
đương đại lại chấp nhận và chép theo. Cũng lạ!
15. Câu 2362: 彊 彊 寃
(theo LVĐ 1866)
Càng cay ngạt lắm càng oan trái nhiều.
Thay cho:
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều (bản Đào Duy Anh 1979)
Cay nghiệt” là từ hiện đại chỉ xuất hiện từ bản của Nordemann 1897 và Kiều Oánh Mậu
1902. Còn trong Đại Nam Quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của 1895 đã giảng: Cay ngạt: thường
nói về lời gay gắt. Cái cay và cái ngạt là cốt cái dao, cái kéo. Lời có cay có ngạt thì là gay gắt
quá. Cay ngạt: Sâu thiểm, gay gắt (tập 1, trang 90, tập 2 trang 87). Vậy nên chăng khôi phục từ
cổ “Cay ngạt” cho tiếng Việt.
16. Câu 934:
헱 朱 䜹 䋦
(theo LVĐ 1871)
Cô nào xấu mẽ cho thưa mối hàng.
Thay cho:
Cô nào xấu vía có thưa mối hàng
(bản Đào Duy Anh 1979).
Đã làm nghề ở lầu xanh thì chỉ cần “mẽ” ngoài là chính, còn “vía” thì làm gì có cô nào còn
vía tốt cho được. Chữ Nôm (mãi
+quỷ
= Mẽ 헱 ) là một bổ sung vào Bảng tra chữ Nôm
của Uỷ Ban Khoa học Xã hội Việt Nam xuất bản 1976.
17. Câu 1172:
(theo LVĐ 1866)
Dọ nghe rằng có con nào ở đây
 
 
 
Thay cho:
Nọ nghe rằng có con nào ở đây
(bản Đào Duy Anh 1979).
Từ “Dọ” đã được Huỳnh Tịnh Của 1895 giảng là: “Dò, hỏi thăm, hỏi dọn, xét xem” rất phù
hợp với hành vi của Sở Khanh lúc đó. Bản Đào Duy Anh 1979 đã chọn là: “Nọ nghe…” và giảng
là: “Từ chỉ người hay vật, đối với mình tương đối ở xa, trái với này” thì chưa thật thích hợp và
không đúng với mặt chữ Nôm của các bản Kiều cổ.
D. Do chữ Nôm có nhiều khi tự dạng khá giống nhau, thợ khắc chữ thường nhầm
nên phải suy luận để phục nguyên các chữ nôm khắc chưa đúng rồi phiên âm cho
hợp nghĩa
18. Câu 1045: Hoàn nguyên câu Kiều: Sân Lai cách mấy nắng mưa.
Các bản Nôm cổ thường khắc sai là:
Bồng Lai cách mấy nắng mưa.
Có lẽ do ảnh hưởng của chữ thứ 2 là “Lai” và danh ngữ Bồng Lai quá quen thuộc nên
người chép để thợ khắc ván in viết luôn là Bồng Lai. Song cũng có nhiều bản Nôm khắc đúng là:
Sân
Lai như các bản: Kinh Bắc, Kiều Oánh Mậu, R2003, R987, Phúc An Hiệu 1933, bản sưu
tầm ở làng Chọi và bản sưu tầm ở Tiền An Bắc Ninh. Do vậy nên khôi phục câu thơ Kiều là:
Sân Lai cách mấy nắng mưa” như điển tích về Lão Lai Tử đã 70 tuổi rồi còn giả trẻ con vui đùa
ở sân để cho cha mẹ được vui lòng.
19. Câu 2749: Hoàn nguyên câu: Xập xè én liệng nền không
Thay cho:
Xập xè én liệng lầu không
(bản Đào Duy Anh 1979).
Chữ thứ 5 của câu thơ trên các bản Kiều Nôm cổ viết không giống chữ Lầu , cũng
không giống chữ “nền” . Nhưng có một số bản kiều cổ như bản Thuận Thành 1879, bản Chu
Mạnh Trinh 1906 viết rõ là chữ “nền” .
Vậy nếu đọc là Lầu thì không hợp cảnh của nhà Vương ông đang “may thuê, viết mướn,
kiếm ăn lần hồi” trong cảnh “nhà tranh vách đất tả tơi”. Vậy câu thơ hợp văn tự, hợp cảnh phải
đọc là: Xập xè én liệng nền không.
20. Câu 2853: Phục nguyên câu thơ: Dường như bên chái bên thềm.
Thay cho câu: Dường như bên nóc bên thềm
Các bản Duy Minh Thị 1872, Diễn Châu, Kiều Oánh Mậu 1902 đã chép rất đúng là: “Bên
chái bên thềm”. Vì Kim Trọng dù có tưởng tượng mơ màng đến mức nào cũng chỉ dám thấy hồn
Thuý Kiều hiện về “Bên chái bên thềm” nhà mình mà thôi. Sao lại cho Thuý Kiều hiện về “bên
nóc” nhà là chỗ thờ cúng tổ tiên cho được. Tất cả chỉ là do 2 chữ: “Chái” 厔 và “Ốc” 屋 quá
giống nhau nên thợ khắc ván bị nhầm.
 
 
21. Câu 2970:
(Theo LVĐ 1866)
Vọi trông còn tưởng cánh hồng lúc gieo.
Thay cho:
Vời trông còn tưởng cánh hồng lúc gieo (bản ĐDA 1979)
Tất cả các bản Kiều Nôm đời Tự Đức đều khắc chữ thứ nhất là: (Thuỷ + Vị).
Chữ này linh mục Trần Văn Kiệm trong cuốn Giúp đọc Nôm và Hán-Việt đọc là: Vị, Vấy,
Vời, Vợi. Các bản quốc ngữ thường phiên âm là:
Vời trông còn tưởng cánh hồng lúc gieo.
Nhưng từ Vời ở các câu 909: Trông vời gạt lệ phân tay
1788: Trông vời cố quốc biết đâu là nhà
2215: Trông vời trời bể mênh mang
2635: Trông vời con nước mênh mông
Cả 4 chữ Vời trên đều viết là:
(Thuỷ + Vi) và đều được Từ điển Truyện Kiều của Đào
Duy Anh giảng là: Trông vời: Trông ra xa.
Nhưng có tới 4 bản quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký 1875, A. Michels 1884 và E.
Nordemann 1897 (Huế + Hà Nội) đã phiên âm là:
Vọi trông còn tưởng cánh hồng lúc gieo.
Các Bảng tra chữ Nôm của Hồ Lê - Bùi Thanh Ba, Trần Văn Kiệm… thì mới chỉ thu thập
được các chữ Vọi là: 쟅 ,
(Khẩu + Vị; Sơn + Vị) mà thành. Do đó chữ
(Thuỷ + Vị) cũng
có thể đọc là: Vọi.
Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của 1895 và Tự điển Việt-Pháp của
Genibrel 1898 thì: Vọi: Dấu hiệu bầy ra cho người ta ngó thấy.
Nghĩa trên rất phù hợp với câu thơ 2970 tả cảnh gia đình họ Vương cùng Kim Trọng đang
dõi cảnh non bạc trùng trùng nơi sông Tiền Đường để tưởng tượng ra dấu hiệu ngày xưa Thuý
Kiều đã gieo mình nơi đây.
Vậy nên hoàn nguyên câu thơ là: Vọi trông còn tưởng cánh hồng lúc gieo.
Thay lời kết luận
Truyện Kiều của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du - Danh nhân văn hoá thế giới là tác phẩm
bất hủ của dân tộc Việt Nam. Qua hơn 2 thế kỷ lưu truyền đã được nhân dân ta và nhân dân thế
giới rất yêu thích. Nhưng do những điều kiện khắc nghiệt của lịch sử và thời gian mà nguyên tác
Truyện Kiều vẫn chưa sưu tầm được, nhiều câu chữ của Nguyễn Du đã bị '”tam sao thất bản” khá
nhiều. Bằng vào việc đã sưu tầm được trên 40 bản Kiều Nôm, trong đó có 10 bản đời Tự Đức,
dựa vào thiển kiến hạn hẹp của mình chúng tôi đã cố gắng nỗ lực đi tìm các hạt châu báu ẩn tàng
trong các trang giấy bản để hy vọng phục nguyên được 21 câu Kiều với niềm tin tưởng sẽ là khá
gần với “nguyên lời của Nguyễn Du”. Trong Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm
 
 
hôm nay, tôi mạnh dạn trình bày tham luận này hy vọng việc đưa ra chất chính trước các bậc
thức giả sẽ nhận được sự quan tâm thẩm bình, phủ chính để đạt được điều tâm niệm: “Câu chữ
nào của Nguyễn Du xin trả lại Nguyễn Du”.
Tài liệu tham khảo
- 10 bản Kiều Nôm đời Tự Đức.
- 29 bản Kiều Nôm in và chép tay từ 1870-1939 trong bộ sưu tập của tác giả.
- A.D. Rhodes, Từ điển Việt−Bồ−La – 1651.
- Bá Đa Lộc Bỉ Nhu, Tự vị An Nam La Tinh 1772-1773. Nhà xuất bản Trẻ 1999.
- Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Sài Gòn 1895-1896.
- Genibrel. Tự điển Việt - Pháp, Sài Gòn 1898.
- Hà Thành, chủ biên, Từ điển Việt Hán, Bắc Kinh 1960.
- Thanh Nghị, Việt Nam Tân tự điển, Khai trí, Sài Gòn 1966.
- Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ chính tả tự vị, Sài Gòn 1967.
- Lê Văn Đức chủ biên, Từ điển Việt Nam, Khai trí Sài Gòn 1970.
- Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt, Hà Nội 1997.
- Nguyễn Ngọc San, Từ điển Tiếng Việt cổ, H, Nhà xuất bản VHTT/2001.
- Vương Lộc, Từ điển Từ cổ, H, nxb Đà Nẵng, 2001.
- Các bảng tra chữ Nôm của Hồ Lê, Bùi Thanh Ba, Vũ Văn Kính, Lạc Thiện, Tăng Văn
Hỷ, Trần Văn Kiệm.
 
 
 
i
Nguyễn Khắc Bảo, Nguyễn Du viết Truyện Kiều khi nào? Tạp chí Ngôn ngữ & Đời
Sống, số 6/2000.
ii
Truyện Kiều, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1965, trang LXIV.
iii
Kiều Oánh Mậu, Đoạn trường Tân Thanh, 1902, Điều V: Trong Mười điều lệ ngôn.
iv
Truyện Kiều, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1979, lời nói đầu trang 10. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét