Một bản in nôm Vân Kiều Kim truyện | |
M |
Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là tác phẩm văn học cổ điển ưu tú của nước ta được truyền bá rộng rãi trong nhân dân. Nhưng do không còn được nguyên tác trên mặc dầu đã được nhiều nhà khoa bảng, học giả từ trước đến nay tham gia khảo đính, biên tập nhưng vẫn không tránh khỏi còn nhiều câu chữ chưa thống nhất, gây tranh luận lâu nay. Là một người yêu thích Truyện Kiều, tôi may mắn sưu tầm được một số bản Kiều chữ Nôm in. So sánh bởi danh mục các bản Kiều Nôm in mà các ông Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Thạch Giang, Đào Duy Anh, Nguyễn Quảng Tuân đã dùng làm tài liệu tham khảo cho các quyển Truyện Kiều đã xuất bản thì hiện tại tôi có sưu tầm được 3 bản Truyện Kiều không nằm trong danh mục trên: Bản 1: Tên sách là Kim Vân Kiều tân truyện, kích thước 12 x 17cm, 69 tờ, 3.254 câu, trang chép 12 cột, tầng trên câu lục, tầng dưới câu bát, không có chú thích khảo dị. Trang bìa: Dòng trên là Khải Định Kỷ Mùi (1919) Mạnh Xuân tân san; Bên phải: Tiên Điền Lễ tham Nguyễn hầu soạn. Bên trái: Hà Nội Thịnh Mỹ đường tàng bản. Bản 2: Tên sách là Kim Vân Kiều quảng tập truyện, kích thước 12 x 22cm, 103 tờ; 3262 câu (hơn các bản phường 8 câu) trang chép 3 tầng, tầng trên chép thơ; tầng giữa câu lục, tầng dưới câu bát: trang 8 chép 8 cột. Trang bìa: cột giữa ghi tên sách: Kim Vân Kiều quảng tập truyện; Bên phải: Khải Định nguyên niên thu (1916). Bên phải: Liễu Văn Đường tàng bản. Bản 3: Là bản gây nhiều ngạc nhiên thú vị nhất. Nhưng vì bị mất trang a của tờ 1 và tờ cuối cùng nên không rõ năm in và nhà xuất bản. Do tìm thấy bản này ở vùng Kinh Bắc, quê mẹ của cụ Nguyễn Du nên xin được tạm gọi là bản Kiều Kinh Bắc (K.B). Bản in Truyện Kiều này có những đặc điểm sau: 1, Hình thức: Được in bằng ván khắc gỗ trên giấy bản mỏng, có kích thước 13 x 20cm. Tờ 1 mất trang a; trang b ghi bài: Thi Vân: Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường… do Lương Đường Phạm tiên sinh soạn. Phần nội dung còn 67 tờ (tờ cuối cùng bị mất được chép tay); trang chép 12 cột chia 2 tầng, tầng trên câu lục, tầng dưới câu bát, gồm 3254 câu, không có chú thích, khảo dị. Như vậy sơ bộ có thể đánh giá bản Kiều Kinh Bắc thuộc loại bản Phường, nhưng khác về kích thước, vì theo giáo sư Nguyễn Thạch Giang thì “hầu hết các bản Phường cùng một khuôn khổ 12 x 17cm” mà bản Phường cùng một khuôn khổ 12 x 17cm mà bản Kinh Bắc này có kích thước 13 x 20cm. 2, Nội dung: So sánh nội dung của bản Kiều Kinh Bắc với nội dung 4 bản Kiều của các ông Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Thạch Giang, Đào Duy Anh, Nguyễn Quảng Tuân và phần khảo dị của cả 4 bản Kiều đó, nghĩa là so sánh bản Kiều Nôm Kinh Bắc với tất cả các bản Kiều Nôm và Quốc ngữ đã xuất bản ở nước ta từ 1871 đến nay, tôi nhận thấy bản Kiều Nôm Kinh Bắc có nhiều câu, chữ không giống với các bản Kiều đã xuất bản và phần khảo dị. Ngay trang đầu tiên, câu 5, các bản Nôm và Quốc ngữ phổ biến hiện nay, kể cả các bản chụp trang 1 của Liễu Văn Đường (1882); Phúc Văn Đường (1918) Quan Văn Đường (1906); Kiều Oánh Mậu (1902), Aben Đê Misen (1884), bản Tiên Điền chép tay; bản Quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký (1875) (Phần phụ bản từ trang 540-577 trong Truyện Kiều của giáo sư Nguyễn Thạch Giang) đều in là: Lạ gì bỉ sắc tư nn phong Nhưng câu 5 trong bản Kiều Kinh Bắc lại in là: Lạ gì bỉ sắc Thử nn phong Tra Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh (tr.52) thì giải nghĩa: * Bỉ sắc tư phong: Do câu “Phong vu bỉ, sắc vu thử” nghĩa là: Dồi dào (phong) về mặt (vu) kia (bỉ) thì kém (sắc) về mặt (vu) này (thử). * Mở thêm Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán Nxb Văn hóa 1995, tran 28 thì thấy: “Bỉ sắc tư phong” do câu “Phong vu bỉ, sắc vu thử” nghĩa là: “Hơn bên này, kém bên kia”. * Trong Truyện Kiều của Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim cũng giải thích: “Phong vu bỉ, sắc vu thử”. Đây là tác giả dùng chữ Tư nn thay vào chữ Thử nn cho kêu câu. Như vậy câu gốc phải là: “Lạ gì bỉ sắc thử phong” còn “tư” chỉ là dùng thay cho “thử” mà thôi. Ngay trong Kiều câu 3051 cụ Nguyễn Du cũng viết: Ông rằng: “Bỉ thử nhất thì Tu hành thì cũng phải khi tòng quyền” * Xét về mặt âm điệu thì câu “Lạ gì bỉ sắc thử phong” có âm điệu T B T T T B Xem ngay trong Kiều còn nhiều câu lục khác cũng có âm điệu như vậy. Xét 50 câu lục đầu tiên đã thấy: Câu 3: Trải qua một cuộc bể dâu Câu 5: Lạ gì bỉ sắc thử phong Câu 79: Trải bao thỏ lặn ác tà Câu 93: Gọi là gặp gỡ giữa đường Câu 97: Một vùng cỏ áy bóng tà… Như vậy xét về cả các mặt nguồn gốc thành ngữ Hán, văn phong Truyện Kiều, âm điệu thì câu 5 được chép là: “Lạ gì bỉ sắc thử phong” cũng hợp văn lý. Lần giở các bản Kiều Nôm và Quốc ngữ in ở Việt Nam thì tôi mới thấy chỉ thấy bản Kiều của cụ Bùi Khánh Diễn cũng chép 5 câu là: “Lạ gì bỉ sắc thử phong” mà thôi. Vừa qua được đọc Kiến thức ngày nay số 152 tháng 10.1994 giới thiệu bản Kiều Nôm chép tay ở thư viện Anh quốc (mà Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn được tặng mấy trang sao chụp làm tư liệu) cũng chép câu 5 đúng là “Lạ gì bỉ sắc thử phong”. Mà quyển này có ghi thêm ở trang đầu An no 1894. Như vậy, theo tôi được biết đến nay có 3 bản Kiều cùng chép câu 5 là: Lạ gì bỉ sắc thử phong thì bản ở Anh quốc là chữ Nôm in bản Kiều Bùi Khánh Diễn là chữ quốc ngữ, qua đó có thể suy luận rằng bản Kiều Kinh Bắc có trước bản Kiều ở Anh và bản Kiều của cụ Bùi Khánh Diễn được không? Xin nêu ra để chất chính cùng các nhà nghiên cứu về Truyện Kiều. Ngoài ra bản Kiều Kinh Bắc còn có gần 200 câu nữa khác với các bản Kiều đã xuất bản ở nước ta. Ví dụ:
Ngoài ra nói đến độ chuẩn xác trong nội dung bản Kiều Kinh Bắc, xin so sánh một loạt các câu mới sửa đổi trong lần tái bản Từ điển Truyện Kiều năm 1987 mà giáo sư Phan Ngọc đã sửa so với lần xuất bản 1974 như các câu: 250: Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao 446: Đài sen nối sáp song đào thêm hương 646: Gấp nhà nhờ lượng người thương dám nài 695: Một mình nàng ngọn đèn khuya 648: Hồi lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm Hoặc trong bản Truyện Kiều của Giáo sư Nguyễn Thạch Giang 1973 cũng đã dùng các phương pháp phân tích khoa học để chọn lựa lấy các câu như: 964: Thôi đà cướp sống của min đi rồi 1094: Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào 529: Cửa sài vừa ngỏ then hoa 1880: Gỡ ra cho nợ còn gì là duyên thì khi đọc bản Kiều Nôm Kinh Bắc, tôi thấy các câu trên cũng đã được khắc in đúng như thế từ ngày trước rồi. Vậy bản Kiều Kinh Bắc được in vào thời gian nào? Do không phải là một người chuyên sâu về lĩnh vực này, tôi xin trình bày những suy nghĩ ban đầu của tôi, rất mong được sự góp ý kiến của các nhà chuyên môn. 1, Về chữ kỵ húy Trong bản Kiều Kinh Bắc, tất các các chữ Thì (tên của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Thì đều được viết đủ nét là nn mà không viết thành nn; nn, nn. Như vậy có thể bản Kiều Kinh Bắc này ra đời trước khi Tự Đức lên ngôi vua (1848) hoặc được in rất muộn sau này khi lệ viết húy không còn bắt buộc nữa. 2, Bản Kiều Kinh Bắc không chịu ảnh hưởng của bản Kiều Oánh Mậu (1902) Trong trang 7A của bản Kiều Oánh Mậu câu 241 in là “Hiên tà gác bóng nghiêng nghiên” và chú thích “Nghiêng nghiêng nguyên tác chênh chênh”. Thì câu 241 trong bản Kinh Bắc chép là: “Hiên tà gác bóng chênh chênh” nghĩa là đúng theo nguyên tác. Ngoài ra còn 1 số câu bản Kiều Oánh Mậu đã sửa được các bản sau chép lại, nhưng ở bản Kiều Kinh Bắc đã không bị ảnh hưởng, vẫn giống các bản cổ nhất như Liễu Văn Đường (1871); Trương Vĩnh Ký (1875) Thịnh Mỹ Đường (1879), Đê Mi Sen (1884)
3, Về chức khắc: chữ khắc trong bản Kiều Kinh Bắc nhìn chung là dễ đọc, nhưng đa số cá chữ thường kèm theo lối giả tá, khác với các bản Kiều Oánh Mậu, Quan Văn Đường 1906 của Chu Mạnh Trinh tự dạng đã có xu hướng quy cách hóa rõ rệt.
Hoặc trong bản Kiều Kinh Bắc do chưa có sự quy cách hóa nên cùng một âm, một nghĩa nhưng ở các câu khác nhau lại có cách viết khác nhau.
Như vậy riêng về mặt chữ, thấy rõ bản Kiều Kinh Bắc khắc in vào thời gian mà chữ Nôm còn chưa được điển chế rõ ràng; cách viết còn tùy tiện. Như vậy, qua những nhận xét ở trên, thiển nghĩa là bản Kiều Kinh Bắc được khắc in trước các bản Kiều Oánh Mậu, Quan Văn Đường 1906, tức là vào khoảng thế kỷ 19. Bản Kiều Kinh Bắc, rất tiếc là không còn tờ 1a nên chưa biết chính xác năm xuất bản, nhưng là một bản cổ, có nhiều câu chữ khác với các bản đã tìm được từ trước đến nay. Rất mong được các nhà chuyên môn lưu tâm nghiên cứu để xác định giá trị của nó về mặt văn bản, ngõ hầu đóng góp được ít nhiều vào việc phục hồi diện mạo nguyên tác Truyện Kiều một điều mong mỏi bao lâu nay của chúng ta. Nguyễn Khắc Bảo - Viện nghiên cứu Hán nôm |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét