Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009

40 -TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - Hội Bảo tồn Di sả n chữ Nôm




TRUYỆN KIỀU BẢN 1866
Bản Liễu Văn Ðường—Nghệ An
by Nguyễn Quảng Tuân—Phiên âm - khảo dị
Published by Văn học & Trung tâm Nghiên cứu Quốc học (2004)


1 2 3 4 5     

Total 136 pages


1    Trăm năm trong cõi người ta.

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy đã đau đớn lòng.

5    Lạ gì bỉ sắc tư phong,

Trời xanh quen với má hồng đánh ghen.

Cảo thơm lần giở trước đèn,


Rằng: Năm Gia Tĩnh triều Minh,

10    Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.

Có nhà viên ngoại họ Vương,

Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.

Một trai con thứ rốt lòng,

Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.

15    Đầu lòng hai ả tố nga.

Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.


Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời,

20    Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,


Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.


Chú Thích: 
Câu 1:
Trăm năm:  Thời gian một đời người ta ở trần thế. Cổ ngữ: Nhân sinh bách tuế vi kỳ = Người ta sống lâu chừng trăm tuổi. Ở câu này chữ "Trăm năm" có thể thay bằng chữ "Xưa nay", "đại phàm" vì chỉ ngụ ý nói bao quát mà thôi chứ không phải là hạn định 100 năm như mấy chỗ khác trong chuyện.
Câu 3:
Bể dâu:  do chữ "tang thương" dịch ra. Sách Ấu học tầm nguyên có câu: "Thương hải tang điền, vị thế sự chi da biến" ý nói bể xanh biến thành ruộng dâu là chỉ việc đời nhiều biến đổi.
Câu 5:
Bỉ sắc tư phong:  điều kia kém thì điều này hơn, ý nói có tài thì kém mệnh, có nhan sắc thì bị tạo hoá ghét ghen.
Câu 7:
Cảo thơm:  (cảo: bản thảo) pho sách hay.
Câu 8:
Phong tình có lục:  xem các bản nôm đã viết là  thì câu này phải phiên âm là "Phong tình có lục còn truyền sử xanh" vì chữ nôm có mượn chữ (cổ trong bộ vi). Nếu là "cổ" lục thì chữ Hán đã có sẵn chữ  cổ, sao lại không dùng đến. "Phong tình có lục": có cái bản truyện phong tình còn để lại trong sử sách.
  Bản quốc ngữ đầu tiên đã phiên "cổ lục" là bản Kim Vân Kiều tân chuyện của Edmond Nordemann in năm 1897.
Câu 8:
Sử xanh:  ngày xưa chưa có giấy, người ta phải chép sử và những thẻ tre xanh nên mới gọi như vậy.
Câu 9:
Gia Tĩnh:  niên hiệu vua Thế Tông nhà Minh (1522-1566)
Câu 9:
Triều Minh:  là một triều đại phong kiến của Trung Quốc, từ năm 1368 đến năm 1644.
Câu 10:
Hai kinh:  tức Bắc Kinh và Nam Kinh.
Câu 11:
Viên ngoại:  chức quan ngoại ngạch để những người giàu có được bỏ tiền ra mua cho thêm danh giá.
Câu 12:
Gia tư:  của cải trong nhà, cũng như "gia sản".
Câu 12:
Nghĩ:  cho là, ước chừng. Các bản Nôm kể cả bản LVĐ (1871) đều viết  thì phải phiên âm là "nghĩ" mới đúng. Bản KOM viết là  (nghỉ) nên về sau bản BK.TTK và bản TĐ mới phiên âm là "nghỉ" và chú thích là hắn, va, nó...
  Theo chúng tôi nghĩ chữ "nghỉ" có ngụ ý khinh rẻ nên không thích hợp ở đây để chỉ Viên ngoại.
Câu 14:
Nho gia:  nhà theo nho học.
Câu 15:
Tố nga:  (tố: trắng, nga: người con gái đẹp), người con gái đẹp ví với Hằng Nga ở trên cung trăng.
Câu 17:
Mai cốt cách:  ý nói về dáng vóc con người thanh tú như cành mai. "Cốt cách": bộ xương, kiểu dáng con người.
Câu 17:
Tuyết tinh thần:  ý nói tinh thần trong trắng như tuyết.
Câu 19:
Trang trọng:  có vẻ nghiêm trang đứng đắn.
Câu 22:
Mây thua nước tóc:  mây thua cải vẻ óng mượt của làn tóc mềm mại."Nước là cái ánh, cái vẻ óng mượt.
Câu 22:
Tuyết nhường màu da:  tuyết đã trắng mà cũng phải chịu kém màu trắng của làn da mịn màng như ngọc, như ngà.

1 2 3 4 5     

Total 136 pages


Please send comments to tech@nomfoundation.org.
The Vietnamese Nôm Preservation Foundation is a nonprofit 501(c)3 tax-deductible charity, registered with the IRS and incorporated in Florida. The Foundation has no religious or political affiliation.
Copyright©1999-2009 The Vietnamese Nôm Preservation Foundation. All rights reserved.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét